Tận mắt thấy thanh kiếm cổ Nhật Bản hàng trăm tuổi ngay tại Hà Nội
Năm thanh cổ kiếm hàng trăm tuổi Nhật Bản đang được trưng bày tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt ở Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Tâm điểm là thanh "Thượng Phương Bảo Kiếm" được chế tác dành riêng cho Mạc Chúa Tokugawa Iemochi, người trị vì Nhật Bản từ 1858 – 1866.
Thanh kiếm được nghệ nhân Unju Korekazu chế tác vào thời kỳ 1863 với nhiều thành phần bằng vàng ròng và bao hàm nhiều thông điệp đặc biệt trên vỏ kiếm.
Thanh kiếm Wakizashi được nghệ nhân Fujiwara Yoshiyuki chế tác trong thời kỳ 1661-1673
Thanh kiếm cổ Nhật bản được chế tác trong thời kỳ 1865 - 1912.
Ở nước Nhật, thanh kiếm của một võ sĩ đạo đã trở thành biểu tượng cho linh hồn của một Samurai.
Ngoài những thanh kiếm cổ, nghệ thuật Kiếm đạo của Nhật Bản được giới thiệu tại đây.
Nhân viên giới thiệu các bước sản xuất kiếm cho khách tham quan.
Quy trình rèn kiếm gồm nhiều công đoạn, trong đó công đoạn gập thép là công đoạn khá nặng nhọc. Ở giai đoạn này, nhiệt độ của lò Tatara dần được tăng lên để nung đỏ thép. Các lớp thép được xếp chồng lên nhau, sau đó được nện búa nhiều lần để loại bỏ tạp chất bên trong. Công đoạn này có sự kết hợp của nhiều loại búa khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng.
Sau gập thép sẽ đến công đoạn tạo hình phôi kiếm, lưỡi kiếm, phủ đất sét để tôi kiếm và cuối cùng là khắc tên.
Mỗi sản phẩm kiếm có giá hàng chục triệu đồng.
Nghệ thuật quấn cán kiếm thu hút nhiều khách tham quan.
Phụ kiện kiếm độc đáo được trưng bày tại triểm lãm.
Những bộ giáp sumurai với đầy đủ chi tiết được trưng bày.
Búp bê Nhật với tạo hình độc đáo thu hút khách tham quan.
Trẻ em thích thú với những chiếc mặt nạ Nhật Bản.