Tận thấy loại quả lật đổ sầu riêng, soán ngôi 'vua trái cây Việt'

Trên thế giới, thanh long được mệnh danh là 'siêu trái cây' bởi những lợi ích mang lại cho sức khỏe con người. 90% thanh long nhập khẩu của Trung Quốc là thanh long Việt Nam.

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chỉ trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thanh long đạt giá trị 93,8 triệu USD, chiếm 14,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả. Ảnh: Vneconomy

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chỉ trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thanh long đạt giá trị 93,8 triệu USD, chiếm 14,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả. Ảnh: Vneconomy

Với thành tích này, thanh long vượt qua sầu riêng, chuối để vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu số 1 Việt Nam. Ảnh: A.N.T Shipping

Với thành tích này, thanh long vượt qua sầu riêng, chuối để vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu số 1 Việt Nam. Ảnh: A.N.T Shipping

Sự trở lại ngoạn mục này được xem là dấu hiệu tích cực sau giai đoạn dài chứng kiến thanh long dần suy giảm về doanh thu. Ảnh: Người lao động

Sự trở lại ngoạn mục này được xem là dấu hiệu tích cực sau giai đoạn dài chứng kiến thanh long dần suy giảm về doanh thu. Ảnh: Người lao động

Từng mang lại gần 1,3 tỷ USD trong năm 2018, thanh long sau đó dần đánh mất vị thế, đặc biệt sau cú bứt phá ngoạn mục của sầu riêng trong các năm 2022–2024. Ảnh minh họa

Từng mang lại gần 1,3 tỷ USD trong năm 2018, thanh long sau đó dần đánh mất vị thế, đặc biệt sau cú bứt phá ngoạn mục của sầu riêng trong các năm 2022–2024. Ảnh minh họa

Theo ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thanh long ruột trắng hiện duy trì mức giá cao, thu mua tại vựa từ 30.000-35.000 đồng/kg đối với loại I; 28.000 đồng/kg đối với loại II; 23.000-24.000 đồng đối với thanh long loại III. Ảnh: Internet

Theo ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thanh long ruột trắng hiện duy trì mức giá cao, thu mua tại vựa từ 30.000-35.000 đồng/kg đối với loại I; 28.000 đồng/kg đối với loại II; 23.000-24.000 đồng đối với thanh long loại III. Ảnh: Internet

Thanh long Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc – nơi chiếm tới 90% lượng thanh long nhập khẩu. Ảnh: VietLinh Agrimex

Thanh long Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc – nơi chiếm tới 90% lượng thanh long nhập khẩu. Ảnh: VietLinh Agrimex

Ngoài ra, Mỹ cũng đang là thị trường quan trọng, tiêu thụ gần 10% tổng lượng xuất khẩu thanh long. Ảnh: Icert

Ngoài ra, Mỹ cũng đang là thị trường quan trọng, tiêu thụ gần 10% tổng lượng xuất khẩu thanh long. Ảnh: Icert

Tại Việt Nam, thanh long được trồng nhiều nhất ở các tỉnh như Bình Thuận, tiếp đến là Tiền Giang, Long An...Ảnh: Internet

Tại Việt Nam, thanh long được trồng nhiều nhất ở các tỉnh như Bình Thuận, tiếp đến là Tiền Giang, Long An...Ảnh: Internet

Bình Thuận được mệnh danh là "thủ phủ" trồng thanh long của cả nước, với sản lượng hàng năm trên 600.000 tấn. Ảnh: Facebook

Bình Thuận được mệnh danh là "thủ phủ" trồng thanh long của cả nước, với sản lượng hàng năm trên 600.000 tấn. Ảnh: Facebook

Thanh long Bình Thuận chủ yếu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong đó, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15% sản lượng, còn lại khoảng 85% được xuất khẩu. Ảnh: Internet

Thanh long Bình Thuận chủ yếu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong đó, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15% sản lượng, còn lại khoảng 85% được xuất khẩu. Ảnh: Internet

Hoàng Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/tan-thay-loai-qua-lat-do-sau-rieng-soan-ngoi-vua-trai-cay-viet-2097490.html