Tăng chóng mặt các ca ngộ độc thực phẩm

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó có 10 vụ quy mô mắc trên 30 người (tăng 3 vụ so với cùng kỳ).

Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, nhiều vi phạm an toàn thực phẩm được phát hiện.

Báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, nước ta ghi nhận trung bình mỗi năm khoảng 100 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.181 người mắc, 23 ca tử vong.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó có 10 vụ quy mô mắc trên 30 người (tăng 3 vụ so với cùng kỳ).

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó có 10 vụ quy mô mắc trên 30 người (tăng 3 vụ so với cùng kỳ).

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó có 10 vụ quy mô mắc trên 30 người (tăng 3 vụ so với cùng kỳ).

Riêng tại các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất xảy ra 3 vụ ngộ độc với 518 người mắc (tăng 457 ca so với cùng kỳ).

Sau khi xảy ra các vụ ngộ độc lớn với nhiều người mắc, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Kết quả cho thấy, việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đầy đủ, thường xuyên.

Gần đây nhất, ngày 28/5 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn MLB TENERGY (địa chỉ ở Cụm công nghiệp thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành) xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm. Đây là một công ty may của Nhật Bản, có 1.573 công nhân, chia làm ở 2 xưởng sản xuất.

Bữa trưa của các công nhân gồm có 5 món gồm: Cá bạc má rán, mướp xào giá, trứng luộc, canh rau, xoài tráng miệng... Đơn vị cung cấp nguyên liệu nấu ăn cho bếp ăn Công ty Trách nhiệm hữu hạn MLB TENERGY là doanh nghiệp tư nhân Mạc Anh Hà (xã Hoa Thành, huyện Yên Thành).

Trong bữa ăn trưa này, bếp ăn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn MLB TENERGY phục vụ 1.416 suất ăn. Phân xưởng 1 ăn trưa lúc 11h15, phân xưởng 2 ăn lúc 11h55.

Sau bữa trưa 30 phút, nhiều công nhân bắt đầu xuất hiện đau đầu, tê tay, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, phát ban đỏ… Ngay lập tức, công ty và ngành Y tế huyện Yên Thành, gia đình đưa các công nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Tính đến 17h30 chiều 28/5, có 73 công nhân được đưa đến cơ sở y tế trong huyện để cấp cứu, điều trị. Cụ thể, có 18 công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn và 55 công nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành.

Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cử Dược sĩ Trần Minh Tuệ - Phó Giám đốc Sở làm trưởng đoàn công tác ra huyện Yên Thành chỉ đạo công tác cấp cứu, điều trị cho các công nhân bị ngộ độc.

Đồng thời, có công văn hỏa tốc gửi các cơ sở y tế, kích hoạt toàn bộ hệ thống cấp cứu, điều trị. Sẵn sàng vận chuyển, tiếp nhận, xử trí cấp cứu, điều trị cho các công nhân bị ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành, Phòng Y tế huyện Yên Thành và các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai các hoạt động điều tra, xử trí, khắc phục kịp thời hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm.

Cùng ngày, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang điều trị 6 bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì.

Theo thông tin từ các bệnh nhân, tối 24/5, cả 6 người đều ăn bánh mỳ tại tiệm bánh mì nằm trên địa bàn phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi. Đến sáng 25/5, sau khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt cao, đau đầu nên 6 bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đánh giá, có cơ sở dù được ngành Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm về kinh doanh các sản phẩm nông sản nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi về đóng nhãn mác của cơ sở mình.

Hay có cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm ký hợp đồng giết mổ với lò mổ có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, nhưng thực tế không thực hiện hoặc chỉ thực hiện giết mổ một phần nhỏ trong tổng số lượng thịt cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất...

Ngay tại địa bàn Hà Nội, thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Cụ thể, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 (diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5), các đội quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý 239 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm. Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 2,51 tỉ đồng; đồng thời buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trị giá hơn 2,1 tỉ đồng.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho hay, lỗi vi phạm của các cơ sở chủ yếu về điều kiện vệ sinh, không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm, không xuất trình được nguồn gốc thực phẩm, không phân khu riêng biệt thực phẩm sống và chín, điều này rất dễ gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong đề nghị thời gian tới, trong quá trình thanh, kiểm tra, các địa phương đẩy mạnh việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh, xét nghiệm tại labo để đánh giá chất lượng thực phẩm, từ đó sớm đưa ra cảnh báo đến người tiêu dùng.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các địa phương tiếp tục kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ và đột xuất xuyên suốt từ nay đến cuối năm. Trong đó, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố, các hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bếp ăn trường học, bếp ăn khu công nghiệp…

Với mục tiêu không để xảy ra vụ ngộ độc lớn trên địa bàn Thủ đô, ngành Y tế tiếp tục phối hợp với ngành Công Thương, Nông nghiệp giám sát, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.

Về phía Bộ Y tế, để tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế xảy ra các vụ ngộ độc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, cơ quan chức năng của các địa phương cần quan tâm đến công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, trong đó tăng cường, bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, kinh phí.

Đặc biệt, các địa phương phải chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản, tập trung vào nhóm các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng đề nghị, ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương tăng cường kiểm soát các sản phẩm nông sản cũng như các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.

Các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất yêu cầu các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng... kiên quyết không ký hợp đồng với các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Ngoài ra, không để xảy ra tình trạng cơ sở lợi dụng có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương cấp theo quy định nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đồng thời, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người dân trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng cần được đẩy mạnh.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/tang-chong-mat-cac-ca-ngo-doc-thuc-pham-d216369.html