Khối đá nằm trên dãy núi Freita, Bồ Đào Nha, theo định kỳ đùn ra những hòn đá nhỏ cỡ viên sỏi
Người dân địa phương gọi hiện tượng kỳ lạ này là Pedras Parideiras, có nghĩa “đá sinh con”
Khối đá mẹ là một tảng đá granite khổng lồ trồi lên trên mặt đất, dài 1.000m và rộng 600m
Bao phủ bề mặt tảng đá là những mấu nhỏ giống chiếc đĩa lồi có đường kính 2-12cm
Do tác động của thời tiết nóng hoặc quá trình xói mòn, những mấu nhỏ này tách khỏi khối đá mẹ, để lại nhiều vết đen trên mặt đá
Các “đá con” có cùng thành phần khoáng chất như khối đá mẹ, nhưng lớp ngoài cùng chứa biotite, một chất mica có độ kháng cơ học rất thấp
Nước mưa hoặc sương ngấm vào các kẽ nứt trên mặt mica, sau đó đóng băng khi đến mùa Đông
Băng đóng vai trò như một chiếc nêm làm vết nứt sâu hơn cho đến khi mấu nhỏ rơi khỏi khối đá mẹ sau hàng trăm năm
Tảng đá kỳ lạ này đã được công nhận là Di sản Thế giới, du khách tham quan không được lấy những viên đá con ra khỏi khu vực này