Tạo bản sắc văn hóa, giữ gìn kiến trúc truyền thống
Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn theo trong các bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ là cơ hội để nông nghiệp, nông thôn ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong không gian đô thị.
Hà Nội phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn:
Quy hoạch theo cụm hoặc theo tuyến hạ tầng
Tại Hội thảo định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, PGS.TS Nguyễn Đình Thi, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết: Khu vực nông thôn ven đô cần phải phát triển tương xứng với đô thị.
Do đó, định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội không chỉ tập trung cho các đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh mà còn phải hình thành mạng lưới trung tâm cụm xã (thị trấn hay đô thị loại 5) tại các huyện ngoại thành, là các trung tâm dịch vụ tiêu dùng cấp cao, trung tâm thu gom và chế biến sản phẩm nông nghiệp, trung tâm du lịch, hỗ trợ các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hình thành được mạng lưới trung tâm cụm xã hay trung tâm tiểu vùng của cả Vùng Thủ đô.
Đối với khu vực ngoại thành, cần khai thác nông nghiệp đa mục tiêu, bên cạnh trồng trọt và chế biến, cần tích hợp với tiềm năng riêng có của từng vùng như phát triển du lịch nông nghiệp dựa trên khai thác bổ sung các giá trị văn hóa, di sản khu vực. Về không gian xây dựng đô thị Hà Nội, sẽ phát triển mạng lưới đa trung tâm theo mô hình đa cực. Hình thành các trung tâm chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế để tạo nên động lực cho các khu vực phát triển đô thị mở rộng…
Giải pháp phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 255/KH-UBND thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc văn hóa giữ gìn kiến trúc truyền thống.
Theo đó, kế hoạch đề ra nhằm nâng cao công tác quản lý về văn hóa kết hợp với quản lý về xây dựng, tiếp tục hoàn thiện các thể chế để từng bước xây dựng kiến trúc nông thôn TP Hà Nội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, bảo vệ, phát huy không gian kiến trúc truyền thống, bảo vệ di tích văn hóa lịch sử, định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống đến các tầng lớp Nhân dân và cán bộ công chức, viên chức, DN và các tổ chức khác.
Đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, hướng tới hoàn thiện theo các tiêu chí đô thị đối với các khu vực ven đô, khu vực dự kiến thành lập, mở rộng phát triển đô thị. UBND TP Để đạt được các mục đích trên, Kế hoạch đề ra 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: UBND các cấp cần quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo công tác lập, thực hiện quy hoạch, quản lý kiến trúc trên địa bàn do mình quản lý.
Xác định rõ quy mô, ranh giới, tính chất, chức năng của khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn trong các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Đẩy mạnh phát triển các yếu tố tạo đô thị trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở tiềm năng của từng khu vực.
Song song đó, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề nông thôn, các tổ chức, cá nhân, sống và làm việc trên địa bàn, bảo đảm các không gian kiến trúc truyền thống bền vững, phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Huy động hoặc thuê các đơn vị tư vấn thiết kế trong và ngoài nước nhằm tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn phù hợp với địa bàn quản lý, bảo đảm mục tiêu phát triển quy hoạch, kiến trúc nông thôn phù hợp.
Quy hoạch, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái nước mặt phục vụ mục tiêu thoát nước, kết hợp xử lý nước thải, tạo cảnh quan, vui chơi giải trí và các hoạt động khác. Đảm bảo công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn phù hợp với đặc thù của các địa phương.
Đẩy mạnh công tác lập, rà soát quy hoạch xây dựng xã, đầu tư xây dựng nông thôn gắn với quá trình phát triển đô thị; đến năm 2030, đạt tối thiểu 80% điểm dân cư nông thôn tại trung tâm các xã được ban hành Quy chế quản lý kiến trúc theo định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030.
Nâng cấp các dịch vụ đô thị ở khu vực nông thôn theo hướng tiếp cận với các tiêu chuẩn của đô thị để hỗ trợ quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế. Nghiên cứu quy hoạch bố trí các điểm dân cư nông thôn gắn với quy hoạch xây dựng công nghiệp dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng.
Phát huy tối đa sự tham gia của người dân, cộng đồng, các cơ sở kinh doanh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, sản xuất, kinh doanh, du lịch phù hợp với các hoạt động kinh tế dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp, chuyên gia và đơn vị tư vấn; gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên; mô hình quản lý và khai thác phù hợp, hiệu quả…
Chủ động triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia. Xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc theo định hướng phát triển kiến trúc TP Hà Nội gắn với bản sắc văn hóa từng địa phương. Nâng cao năng lực trong hoạt động thiết kế sáng tạo, quy hoạch cho từng địa phương. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức vai trò cộng đồng dân cư trong việc gìn giữ, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống. Bảo tồn, khôi phục và phát triển kiến trúc truyền thống.
Xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc theo định hướng phát triển kiến trúc TP Hà Nội gắn với bản sắc văn hóa từng địa phương. Nâng cao năng lực trong hoạt động thiết kế sáng tạo, quy hoạch cho từng địa phương. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức vai trò cộng đồng dân cư trong việc gìn giữ, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống. Bảo tồn, khôi phục và phát triển kiến trúc truyền thống.
Theo các nhà chuyên môn, việc tìm ra phương án quy hoạch và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong các bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ là cơ hội để nông nghiệp, nông thôn ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong không gian đô thị.