Tạo cơ hội cho người chưa thành niên khắc phục vi phạm

Cho ý kiến vào dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, quy định về xử lý chuyển hướng tức là việc cho phép thực hiện biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội đã nhận được nhiều ý kiến quan tâm. Bởi theo các đại biểu, quy định này thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật đối với người chưa thành niên nhưng cũng cần đánh giá kỹ tác động.

Theo các đại biểu, ở độ tuổi dưới 18, cả về thể chất, nhận thức, kiến thức, tâm lý của người chưa thành niên đều chưa phát triển toàn diện, dễ bị thay đổi, tác động do môi trường giáo dục gia đình, tác động ngoài xã hội từ bạn bè, mạng xã hội… nên chưa nhận thức rõ về hành vi phạm tội của bản thân.

Nhìn ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Công Long - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng, thay đổi về chính sách cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng.

Còn theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy, dù được áp dụng xử lý chuyển hướng ở một số tội nhưng về mặt chế tài không thay đổi so với luật hiện hành, chỉ đảm bảo thân thiện và nhân văn hơn, cụ thể là chỉ giảm thời gian bị tạm giam.

Theo quan điểm của Thường trực Ủy ban Tư pháp, khi tham gia vào các quy trình tư pháp hình sự, người chưa thành niên đều dễ bị tác động tiêu cực, nhất là khi phải đối diện với các biện pháp có tính chất cưỡng chế (như khởi tố, bắt, giam, giữ, khám xét...). Vì thế, thiết kế chính sách xử lý cần có cách tiếp cận chuyên biệt, khác với người trưởng thành.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!

Thùy Linh - Hoàng Hương

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/tao-co-hoi-cho-nguoi-chua-thanh-nien-khac-phuc-vi-pham-233975.htm