Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kv Lào Cai-Vĩnh Phúc

Dự án đường dây 500kv Lào Cai- Yên Bái- Vĩnh Phúc có chiều dài gần 300km, là công trình trọng điểm quốc gia, được chọn là một trong 80 công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh năm nay.

Sau khi hoàn thành sẽ nâng cao năng lực truyền tải điện, giải tỏa công xuất cho các nhà máy điện khu vực Tây Bắc và phục vụ cung ứng điện từ Trung Quốc về Việt Nam. “Đây là dự án được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhằm đáp ứng như cầu, yêu cầu ngày càng tăng cho sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Góp phần bảo đảm an ninh lương thức quốc gia” – đó là khẳng định của đồng chí Đặng Hoàng An, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Công nhân vượt nắng thắng mưa, đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kv Lào Cai-Vĩnh Phúc.

Công nhân vượt nắng thắng mưa, đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kv Lào Cai-Vĩnh Phúc.

Khi cả hệ thống chính trị vào cuộc

Ngay sau thành công của mạch 3 đường dây 500kv Quảng Trạch (Quảng Bình) – Phố Nối (Hưng Yên) hoàn thành và đóng điện tháng 8/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Ban quản lý dự án điện I triển khai ngay các bước, các công tác chuẩn bị cho đường dây 500 kv từ biên giới xuống khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

“Khi có thêm đường trục tải điện từ trên Lào Cai xuống thì sẽ nâng cao năng lực cung ứng điện cho các ngành kinh tế - Bảo đảm ngành điện luôn luôn trong tư thế chủ động khi bị gián đoạn hay thiếu nguồn khi phụ tải ngày càng tăng cao” - ông Bùi Phương Nam, Giám đốc Ban quản lý dự án điện I chia sẻ.

Cũng theo ông Nam, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định QĐ 1274 ngày 26/10/2024, và chỉ sau 3 tháng EVN đã quyết định đầu tư với tổng mức 7.410 tỷ đồng. Đây có thể nói là kỷ lục của ngành điện từ khảo sát, lập thiết kế, dự toán, thẩm định, lựa chọn nhà thầu… Khi các khâu, các bước chuẩn bị đầu tư xong thì EVN đã làm việc với các địa phương có đường dây đi qua gồm: Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ về công tác giải phóng mặt bằng.

Ngay từ tháng 1/2025 các địa phương đã quán triệt Quyết định của Thủ tướng; triển khai ngay các mặt công tác từ tuyên truyền phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ về bảo đảm anh ninh năng lượng quốc gia; đến kiểm đếm diện tích, tài sản hoa màu trên đất; lên phương án đền bù cho các hộ dân trong diện di dời để thực hiện dự án. Giám đốc Công an các địa phương có đường dây đi qua đã có các chuyên đề “nắm dân, sát dân” để xây dựng các phương án tránh các tình huống chây ì, lôi kéo, xúi dục, kích động. Bảo đảm an ninh trật tự.

Thượng tá Bùi An Đông, Trưởng phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Lào Cai cho biết: Ngay từ đầu năm đồng chí Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh tới các huyện trước đây, các xã hiện nay: Xây dựng kế hoạch công tác, làm tốt mọi công tác liên quan đến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Lực lượng chức năng Công an tỉnh đã phối hợp với Công an các xã (có dự án đi qua) và lực lượng các đoàn thể xã hội như: Cựu chiến binh, Thanh niên, Phụ nữ xuống từng địa bàn, từng hộ dân để chia sẻ thông tin, nắm chắc các diễn biến tâm lý chống các biểu hiện khiếu kiện, kích động, đưa ra các yêu sách phi lý (vượt quá quy định của nhà nước về đền bù, giải phóng mặt bằng). Bên cạnh đó Công an tỉnh cùng Công an các xã đã xây dựng các kế hoạch bảo vệ điểm tập kết nguyên vật liệu ở từng chân móng cột điện (mỗi vị trí hơn 100 tấn). Xây dựng các phương án bảo vệ thi công liên tục, thông suốt từ lúc khởi đầu đến lúc kết thúc.

Có một thuận lợi là mặc dù đang bận rộn với công tác sáp nhập, chia tách song các địa phương luôn đoàn kết xác định các việc cần làm. Để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đồng chí Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Giữa bao nhiêu công việc hàng ngày, lại trong giai đoạn sáp nhập 3 tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, song địa phương đã xác định: Đây là công việc số 1, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc tạo kết quả và đột biến trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thường xuyên sâu sát công trình; cứ 2 ngày một lần là họp nghe báo cáo, đề xuất phương án giải quyết xử lý các tồn đọng khúc mắc trong dân. Tinh thần là: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết luận.

Trong triển khai thực hiện đường dây 500kv Lào Cai-Vĩnh Phúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có cách làm năng động, sáng tạo. Đó là thành lập một tổ công tác đặc biệt nằm trong Ban chỉ đạo của các tỉnh do đồng chí Trương Hữu Thành, Phó TGĐ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm đặc phái viên của đồng chí Đặng Hoàng An, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn. Trực tiếp nghe, họp bàn, giải quyết ngay các kiến nghị của các xã, các gia đình trong diện giải tỏa theo hướng năng động nhưng uyển chuyển; vận dụng tối đa các chính sách đền bù; vừa bảo đảm các quy định của pháp luật, vừa khích lệ người dân tích cực, nhanh chóng bàn giao ruộng đất của gia đình mình để phục vụ công tác thi công đường dây 500kv Lào Cai-Vĩnh Phúc.

Ngày 15/7, gần 100 ngàn tấn vật tư, thiết bị đã được tập kết an toàn đầy đủ phụ kiện để đưa lên các vị trí lắp dựng cột.

Ngày 15/7, gần 100 ngàn tấn vật tư, thiết bị đã được tập kết an toàn đầy đủ phụ kiện để đưa lên các vị trí lắp dựng cột.

Vượt nắng thắng mưa không thua bão lũ

Dọc chiều dài 300km theo trục tuyến đường dây 500 kv Lào Cai về Vĩnh Phúc, đoàn phóng viên chúng tôi chứng kiến những khó khăn trong quá trình thi công đường dây này. Đó là khu vực Tây Bắc đang bước vào mùa mưa, chia sẻ với chúng tôi, đồng chí Bùi Phương Nam Giám đốc Ban quản lý dự án điện I, (chủ đầu tư dự án) cho biết: Đặc thù của đường dây 500kv là được xây dựng trên sườn núi, độ cao từ 80 đến 100m. Đường lên hầu như không có, các nhà thầu muốn thi công phải bạt rừng mở đường.

Ở vị trí cột 390 xã Lâm Thượng (Phú Thọ) nhà thầu đã phải xây dựng trung tâm tập kết nguyên vật liệu, và mở đường công tác lên đỉnh đồi. Độ cao từ chân đồi lên chỗ tập kết xấp xỉ 100m nhưng con đường phải mở chạy men theo sườn đồi dài gần 2km. Đây là con đường luôn lở loét mỗi khi có cơn mưa ập xuống. Để duy trì con đường cho xe máy có thể vận chuyển vật liệu (cát, sỏi xi măng, sắt thép) Ban quản lý đã tiếp nhận 20 cán bộ chiến sĩ trung đoàn 174, Sư đoàn 316 (Quân khu 2) đến đóng trại tại chỗ. Để ngày đêm bảo đảm thông đường cho nhà thầu thi công.

Thượng úy Đỗ Đắc Sơn chỉ huy đơn vị cho biết: “Sau khi nhận được lệnh của trên, đơn vị chúng tôi đã hành quân đến ngay chân núi. Được nhân dân tạo điều kiện nơi ăn, nghỉ, đơn vị triển khai ngay công tác san gạt, đổ thêm đá dăm giữ cho con đường lên núi luôn thông suốt.

Ông Nguyễn Quang Ngồi, dân tộc Tày, người dân thôn Nà Khà, xã Lục Yên chia sẻ: “Nhà tôi có 2 con trai tham gia quân đội, nên khi anh em bộ đội về làng hỗ trợ cho công trình đường dây thì gia đình coi anh em như con cháu trong nhà. Cùng ăn, cùng nghỉ trong một mái ấm, tôi rất vui.

Trong trưa hè ở Phú Thọ, bầu trời như xanh hơn , cao hơn, nhưng cái nắng thì như nung, như đổ lửa. Đồng chí Bùi Quang Cảnh, Giám đốc Công ty Xây lắp điện 4 chia sẻ: “Đơn vị đã tổ chức thi công ở mọi miền Tổ quốc nhưng ở Lào Cai –Yên Bái phải thừa nhận: Thời tiết nơi đây rất khắc nghiệt. Nắng có lúc lên tới 40-45 độ, không khí bỏng rát. Chỉ đứng ngoài trời 15-20 phút đã cảm thấy rát mặt khó thở. Thế nhưng trên đỉnh đồi gần 20 CB CN vẫn miệt mài thi công, kéo lắp từng thanh giằng, từng ống cột lên cao.

Giám đốc Bùi Quảnh nói thêm: “Các nhà báo chứng kiến thời tiết khắc nghiệt nơi đây để có dịp chia sẻ với bạn đọc về những khó khăn vất vả, gian khổ mà anh em công nhân chúng tôi đã và đang đối mặt hàng ngày trên công trình. “Nắng nóng Lào Cai, mưa dai Yên Bái” là “đặc sản” của núi rừng Tây Bắc chính ở trên mảnh đất này.

Sau 6 tháng triển khai, dự án đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ban ngành Trung ương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị 2 tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (mở rộng). Đồng chí Bí thư, Chủ tịch không dưới 10 lần đã xuống cơ sở, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc , cùng đơn vị đầu tư giải quyết nhanh gọn các kiến nghị của các hộ dân trong diên di dời, bàn giao ngay diện tích trong hành lang thi công.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phấn đấu ngày 15/8 hoàn thành công trình, đặt những bước đi cơ bản nhất để gắn biển khánh thành dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phấn đấu ngày 15/8 hoàn thành công trình, đặt những bước đi cơ bản nhất để gắn biển khánh thành dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Có một cách làm mới, sáng tạo hiệu quả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là cử cán bộ đi cùng tỉnh, xã xuống trực tiếp các hộ dân, xử lý ngay những kiến nghị khúc mắc của người dân trong công tác đền bù đất đai, hoa màu, xây dựng các tái định cư cho dân.

Đồng chí Trương Hữu Thành, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Đặc phái viên của Chủ tịch HĐTV EVN cho biết: “Với chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo tập đoàn, tổ công tác của chúng tôi luôn sát cánh các đơn vị, các tỉnh xuống tận các xã để giải quyết ngay, nhanh, gọn các kiến nghị của nhân dân. Tinh thần của đường dây 500kv mạch 3 “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “Vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão” đã và đang được phát huy trên tất cả các vị trí xây dựng, thi công trên công trường.

Cho đến ngày 15/7 gần 100 ngàn tấn vật tư, thiết bị đã được tập kết an toàn đầy đủ phụ kiện để đưa lên các vị trí lắp dựng cột.

Đồng chí Bùi Phương Nam, Trưởng ban quản lý dự án điện I (chủ đầu tư dự án) cho biết: Những khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, tập kết nguyên vật liệu đều đã được các nhà thầu vượt qua. Nhiệm vụ chính trên toàn công trường là huy động cao độ nguồn lực để thi công. Phấn đấu đầu tháng Tám có thể kéo dây, phóng tuyến. Phấn đấu ngày 15/8 hoàn thành công trình, đặt những bước đi cơ bản nhất để gắn biển khánh thành dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Tiến Phú

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/kinh-te/tap-doan-dien-luc-viet-nam-day-nhanh-tien-do-du-an-duong-day-500kv-lao-cai-vinh-phuc-i774929/