Tập huấn ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành dân số

Báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách của Chính phủ.

Trong hai ngày 16-17/6, Tổng cục Dân số - KHHGĐ tổ chức chương trình tập huấn về ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số tại TP Vinh (Nghệ An). Tham dự buổi tập huấn có hơn 200 cán bộ trong ngành dân số, y tế của 31 tỉnh thành khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Ông Phạm Vũ Hoàng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ phát biểu tại buổi tập huấn.

Ông Phạm Vũ Hoàng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ phát biểu tại buổi tập huấn.

Phát biểu tại buổi tập huấn, ông Phạm Vũ Hoàng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ khẳng định, vai trò của công tác thống kê trong cuộc sống. Riêng với ngành Dân số việc điều tra dân số có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách của Chính phủ.

Thực hiện công tác thống kê, nhiều năm nay quan điểm của ngành Dân số là không thừa, không thiếu, không trùng lặp. Hàng năm, ngành duy trì hệ thống báo cáo thống kê chuyên ngành định kỳ. Ngành cũng đã thành công trong việc Tin học hóa các kho dữ liệu chuyên ngành về lưu trữ, xử lý, báo cáo thống kê điện tử qua mạng. Qua đánh giá, hệ thống này đã cung cấp thông tin, số liệu dự liệu có ý nghĩa tích cực trong chuyên ngành thanh tra dân số và phục vụ các nhiệm vụ của Nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả công tác thống kê, đã có nhiều văn bản quy phạm hướng dẫn triển khai, gần đây nhất là Thông tư 01/2022/TT-BYT "Quy định ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số". Việc xây dựng thông tư này được triển khai trong gần 2 năm và đây là văn bản quy phạm pháp luật về chế độ báo cáo thống kê, quy định các ghi chép ban đầu về dân số, nội dung báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số, phổ biến thông tin, số liệu và ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý kho dữ liệu của ngành.

Báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách của Chính phủ.

Báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách của Chính phủ.

Cơ quan được giao quản lý Kho dữ liệu chuyên ngành dân số có trách nhiệm kiểm tra, bảo trì, sao lưu, phục hồi, cập nhật, kết xuất, lập báo cáo định kỳ và các báo cáo theo yêu cầu, chuyển dữ liệu điện tử lên cơ quan cấp trên; bảo đảm cơ sở dữ liệu phải được an toàn, an ninh, xác thực, bảo mật trên các phương tiện lưu trữ.

Cơ sở dữ liệu phải được sao lưu định kỳ hằng tháng, ít nhất thành 2 bộ, mỗi bộ trên 1 phương tiện lưu trữ độc lập. Việc sao lưu phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời, an toàn và thống nhất theo quy trình kiểm tra, sao lưu, phục hồi dữ liệu.

Cùng với đó, cơ quan được giao quản lý Kho dữ liệu chuyên ngành dân số thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa Kho dữ liệu chuyên ngành dân số với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của ngành y tế; với các bộ ngành liên quan; chia sẻ cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tham dự buổi tập huấn có hơn 200 cán bộ trong ngành dân số, y tế của 31 tỉnh thành khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Tham dự buổi tập huấn có hơn 200 cán bộ trong ngành dân số, y tế của 31 tỉnh thành khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ cũng cho biết, việc xây dựng thông tư được thực hiện theo 4 nguyên tắc, phù hợp với hệ thống chỉ tiêu quốc gia, y tế, bao quát được mục tiêu của Nghị quyết 21 về công tác dân số trong tình hình mới và chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 và các chỉ tiêu đề án, kế thừa các kết quả đã đạt được và tăng cường ứng dụng thông tin thông qua duy trì dữ liệu Tin học và xu hướng chuyển đổi số.

Để việc triển khai Thông tư 01 có hiệu quả, lãnh đạo đạo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đề nghị các đại biểu tham dự cần nghiêm túc học tập, tăng cường trao đổi chia sẻ công tác thống kê giữa các địa phương, tập trung thảo luận những khó khăn, kiến nghị ở cơ sở.

Về phía lãnh đạo các Chi cục Dân số - KHHGĐ phải hiểu rõ, hiểu đúng khái niệm và các nội dung hướng dẫn, bổ sung các nội dung mới quy định rõ trách nhiệm của cá nhân tham gia thực hiện.

Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng thông tin số liệu chuyên ngành Dân số, các đại biểu trong quá trình báo cáo thống kê phải làm chặt chẽ, khoa học, thấy rõ được vai trò của từng cá nhân đơn vị liên quan, cập nhật thông tin và công bố phổ biến thông tin. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê cùng cấp để thống nhất số liệu chính xác và hiệu quả.

Có thể chữa lành HIV với một lần điều trị duy nhất

V. Đồng

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/tap-huan-ghi-chep-ban-dau-va-che-do-bao-cao-thong-ke-chuyen-nganh-dan-so-172220616115240237.htm