Nhện Lạc đà (Camel spider) là nhóm động vật chân khớp thuộc bộ Nhện lông (Solifugae), lớp Hình nhện (Arachnida). Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.000 loài thuộc 159 chi nhện Lạc đà. Chúng chủ yếu phân bố ở vùng khí hậu ấm và khô hoặc vùng sa mạc khô cằn
Loài lớn nhất có chiều dài từ 12–15 cm, bao gồm cả chân
Nhện Lạc đà không có tuyến độc, nhưng có thể săn mồi là các loài động vật như thằn lằn, chim và cả động vật có vú…. Chúng còn tấn công cả con người và các loài thú lớn để tự vệ
Nhện Lạc đà rất thích ăn ong bắp cày, mối, bọ cánh cứng và các loài động vật chân khớp khác
Con mồi được định vị bằng cặp chi phía trước, bị giết chết và cắt thành nhiều mảnh bởi các móng vuốt giống như gọng kìm. sau đó, con mồi bị hóa lỏng thành thức ăn của nhện
Vết cắn của loài nhện này rất lớn, có thể gây nhiễm trùng do virus hoặc các vi nấm
Dinorhax rostrumpsittaci là loài nhện Lạc đà duy nhất được biết đến ở một số vùng của Việt Nam
Có màu đỏ nổi bật, nhện Dinorhax rostrumpsittaci được ghi nhận tại rất nhiều khu vực của Việt Nam như: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước,...
Nhện Dinorhax rostrumpsittaci sống trong hang dưới đất ở các khu vực rừng, chúng thường xuất hiện nhiều sau các trận mưa lớn
Chúng dành phần lớn thời gian để ấn nấp trong hang dưới đất
Nhện Lạc đà thường sinh sản mỗi năm một lần, chúng có thể đẻ từ 50 đến 200 quả trứng mỗi lần.