Tàu ngầm tấn công hạt nhân Akula vẫn khiến Hải quân Mỹ thực sự lo ngại

Các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula của Nga đã bước sang thập kỷ thứ ba hoạt động, nhưng sức mạnh của chúng vẫn rất đáng gờm.

Khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, Liên Xô bắt đầu phát triển loạt tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ thứ tư, đó chính là Dự án 971 Shchuka-B (NATO gọi bằng cái tên Akula).

Khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, Liên Xô bắt đầu phát triển loạt tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ thứ tư, đó chính là Dự án 971 Shchuka-B (NATO gọi bằng cái tên Akula).

Khi Liên Xô ra mắt lớp Akula vào năm 1985, các quan chức Mỹ được cho là đã "bị sốc" vì tình báo phương Tây cho rằng Moskva phải mất ít nhất 10 năm nữa mới đạt được công nghệ như vậy.

Khi Liên Xô ra mắt lớp Akula vào năm 1985, các quan chức Mỹ được cho là đã "bị sốc" vì tình báo phương Tây cho rằng Moskva phải mất ít nhất 10 năm nữa mới đạt được công nghệ như vậy.

Các tàu ngầm tấn công hạt nhân Dự án 971B lớp Akula được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Amur ở Komsomolsk và tại xưởng đóng tàu Severodvinsk ở Sevmash.

Các tàu ngầm tấn công hạt nhân Dự án 971B lớp Akula được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Amur ở Komsomolsk và tại xưởng đóng tàu Severodvinsk ở Sevmash.

Lớp Akula có cấu tạo thân đôi, bao gồm thân chịu áp lực bên trong và phần thân bên ngoài. Cách bố trí này cho phép hình dáng của thân tàu tự do hơn, mang lại khả năng nổi tốt hơn so với tàu ngầm phương Tây.

Lớp Akula có cấu tạo thân đôi, bao gồm thân chịu áp lực bên trong và phần thân bên ngoài. Cách bố trí này cho phép hình dáng của thân tàu tự do hơn, mang lại khả năng nổi tốt hơn so với tàu ngầm phương Tây.

Mỗi tàu ngầm Akula được cung cấp năng lượng bởi một lò phản ứng nước điều áp OK-650B, hệ thống tương tự đã được tích hợp trên nhiều tàu ngầm tiền nhiệm của Liên Xô.

Mỗi tàu ngầm Akula được cung cấp năng lượng bởi một lò phản ứng nước điều áp OK-650B, hệ thống tương tự đã được tích hợp trên nhiều tàu ngầm tiền nhiệm của Liên Xô.

Khi OK-650 được đưa vào sử dụng những năm 1970, nó được coi là tiên tiến và đáng tin cậy hơn các lò phản ứng hạt nhân trước đây, do vậy đã được lắp đặt trên các tàu ngầm lớp Sierra I, Sierra II, Oscar I, Oscar II và Typhoon.

Khi OK-650 được đưa vào sử dụng những năm 1970, nó được coi là tiên tiến và đáng tin cậy hơn các lò phản ứng hạt nhân trước đây, do vậy đã được lắp đặt trên các tàu ngầm lớp Sierra I, Sierra II, Oscar I, Oscar II và Typhoon.

Bảy chiếc đầu tiên tạo nên lớp Akula I là Puma, Delphin, Kashalot, Kit, Pantera, Bars và Narvel. Một biến thể Akula cải tiến được gọi là Dự án 971U bao gồm chiếc Volk, Morzh, Leopard, Tigr và Drakon.

Bảy chiếc đầu tiên tạo nên lớp Akula I là Puma, Delphin, Kashalot, Kit, Pantera, Bars và Narvel. Một biến thể Akula cải tiến được gọi là Dự án 971U bao gồm chiếc Volk, Morzh, Leopard, Tigr và Drakon.

Vũ khí của Akula rất đáng gờm khi được thiết kế để mang tên lửa hành trình S-10 Granat (NATO gọi là SS-N-21 Sampson), có thể so sánh với Tomahawk do Mỹ sản xuất. Các biến thể Akula tiếp theo được trang bị thêm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

Vũ khí của Akula rất đáng gờm khi được thiết kế để mang tên lửa hành trình S-10 Granat (NATO gọi là SS-N-21 Sampson), có thể so sánh với Tomahawk do Mỹ sản xuất. Các biến thể Akula tiếp theo được trang bị thêm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

Lớp tàu ngầm này cũng có nhiều cảm biến tiên tiến hơn so với các thế hệ trước đó, nó được trang bị hệ thống sonar MGK 540 giúp tự động phát hiện mục tiêu ở chế độ băng rộng và băng tần hẹp.

Lớp tàu ngầm này cũng có nhiều cảm biến tiên tiến hơn so với các thế hệ trước đó, nó được trang bị hệ thống sonar MGK 540 giúp tự động phát hiện mục tiêu ở chế độ băng rộng và băng tần hẹp.

Hệ thống sonar cũng có thể được sử dụng ở chế độ nghe thụ động để phát hiện sonar thù địch. Bộ xử lý tín hiệu sóng siêu âm sẽ phát hiện và tự động phân loại mục tiêu cũng như loại bỏ các nguồn nhiễu âm thanh giả, cũng như bù đắp cho các điều kiện âm thanh thay đổi.

Hệ thống sonar cũng có thể được sử dụng ở chế độ nghe thụ động để phát hiện sonar thù địch. Bộ xử lý tín hiệu sóng siêu âm sẽ phát hiện và tự động phân loại mục tiêu cũng như loại bỏ các nguồn nhiễu âm thanh giả, cũng như bù đắp cho các điều kiện âm thanh thay đổi.

Chỉ có một chiếc Akula II hoàn thiện, năm 1990, tàu được đặt lườn và chính thức hạ thủy 4 năm sau đó. Năm 1995, chiếc Vepr được đưa vào vận hành, 2 tàu bổ sung đã được lên kế hoạch đóng vào cuối những năm 1990 nhưng rồi bị hủy bỏ.

Chỉ có một chiếc Akula II hoàn thiện, năm 1990, tàu được đặt lườn và chính thức hạ thủy 4 năm sau đó. Năm 1995, chiếc Vepr được đưa vào vận hành, 2 tàu bổ sung đã được lên kế hoạch đóng vào cuối những năm 1990 nhưng rồi bị hủy bỏ.

Đáng chú ý, các phần thân tàu của Rys (K-333) và Kuguar (K-337) sau đó được kết hợp vào tàu ngầm Alexander Nevsky và Yury Dolgorukiy. Các tàu ngầm Akula II có chiều dài 110 m và lượng giãn nước lên tới 12.770 tấn.

Đáng chú ý, các phần thân tàu của Rys (K-333) và Kuguar (K-337) sau đó được kết hợp vào tàu ngầm Alexander Nevsky và Yury Dolgorukiy. Các tàu ngầm Akula II có chiều dài 110 m và lượng giãn nước lên tới 12.770 tấn.

Tàu ngầm thuộc lớp này có tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ khi lặn và độ sâu lặn tối đa là 600 m. Mặc dù việc chế tạo Akula II bắt đầu từ năm 1991 nhưng nó đã bị đình chỉ gần một thập kỷ do thiếu vốn.

Tàu ngầm thuộc lớp này có tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ khi lặn và độ sâu lặn tối đa là 600 m. Mặc dù việc chế tạo Akula II bắt đầu từ năm 1991 nhưng nó đã bị đình chỉ gần một thập kỷ do thiếu vốn.

Đáng chú ý là chiếc Akula II duy nhất đã được Nga cho Ấn Độ thuê và New Delhi đổi tên thành INS Chakra trong năm 2012, tới năm 2021 nó được trả lại cho Moskva sau khi phát sinh quá nhiều lỗi kỹ thuật.

Đáng chú ý là chiếc Akula II duy nhất đã được Nga cho Ấn Độ thuê và New Delhi đổi tên thành INS Chakra trong năm 2012, tới năm 2021 nó được trả lại cho Moskva sau khi phát sinh quá nhiều lỗi kỹ thuật.

Năm 2022, hải quân NATO đã theo dõi tàu Vepr khi nó di chuyển từ Hạm đội phương Bắc tới biển Baltic. Con tàu này dự kiến sẽ tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga thêm vài thập kỷ nữa.

Năm 2022, hải quân NATO đã theo dõi tàu Vepr khi nó di chuyển từ Hạm đội phương Bắc tới biển Baltic. Con tàu này dự kiến sẽ tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga thêm vài thập kỷ nữa.

Tàu ngầm Akula II có vũ khí đáng gờm hơn biến thể "chị em" của nó khi được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 650 mm, con tàu có thể triển khai ngư lôi Type 53, tên lửa RPK-6 hoặc RPK-2.

Tàu ngầm Akula II có vũ khí đáng gờm hơn biến thể "chị em" của nó khi được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 650 mm, con tàu có thể triển khai ngư lôi Type 53, tên lửa RPK-6 hoặc RPK-2.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tau-ngam-tan-cong-hat-nhan-akula-van-khien-hai-quan-my-thuc-su-lo-ngai-post564150.antd