Tên lửa Arrow-4 của Israel có bắn hạ được tên lửa siêu thanh?

Israel đã hợp tác với Mỹ để phát triển hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo Arrow-4. Tên lửa Arrow-4 do Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO) và Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ phối hợp phát triển, đã được tiến hành từ năm 2017.

Mặc dù tên lửa Arrow-4 ban đầu được thiết kế để chống lại các loại tên lửa tầm xa mới; nhưng các nguồn tin gần đây cho biết, nó có thể có nhiều khả năng tiên tiến hơn. Điều này càng có ý nghĩa, khi hai đồng minh Mỹ và Israel, phải đối mặt với các mối đe dọa đáng kể từ các quốc gia như Iran, Nga và Trung Quốc.

Mặc dù tên lửa Arrow-4 ban đầu được thiết kế để chống lại các loại tên lửa tầm xa mới; nhưng các nguồn tin gần đây cho biết, nó có thể có nhiều khả năng tiên tiến hơn. Điều này càng có ý nghĩa, khi hai đồng minh Mỹ và Israel, phải đối mặt với các mối đe dọa đáng kể từ các quốc gia như Iran, Nga và Trung Quốc.

Israel luôn là quốc gia đi đầu trong việc phát triển các hệ thống phòng không mạnh nhất và hiệu quả nhất trên toàn cầu, trước các mối đe dọa thường xuyên từ các nước láng giềng Ả Rập và vùng lãnh thổ Palestine.

Israel luôn là quốc gia đi đầu trong việc phát triển các hệ thống phòng không mạnh nhất và hiệu quả nhất trên toàn cầu, trước các mối đe dọa thường xuyên từ các nước láng giềng Ả Rập và vùng lãnh thổ Palestine.

Các công ty quốc phòng Israel đã phát triển một hệ thống phòng không hiệu quả, được gọi là “Vòm sắt”, để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo phản lực.

Các công ty quốc phòng Israel đã phát triển một hệ thống phòng không hiệu quả, được gọi là “Vòm sắt”, để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo phản lực.

Israel cũng là quốc gia tiên phong trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ nhiều lớp. Nhà nước Do Thái đã trang bị cho mình một lá chắn Phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) nhiều lớp, bao gồm Arrow 2, Arrow 3, Barak-8, Vòm sắt và Tia sắt (dựa trên tia laser).

Israel cũng là quốc gia tiên phong trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ nhiều lớp. Nhà nước Do Thái đã trang bị cho mình một lá chắn Phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) nhiều lớp, bao gồm Arrow 2, Arrow 3, Barak-8, Vòm sắt và Tia sắt (dựa trên tia laser).

Tên lửa Arrow 2 và 3 tạo thành lớp trên cùng của lá chắn phòng thủ Israel, đều do công ty quốc phòng Israel Aerospace Industries (IAI) của Israel và Boeing của Mỹ hợp tác phát triển.

Tên lửa Arrow 2 và 3 tạo thành lớp trên cùng của lá chắn phòng thủ Israel, đều do công ty quốc phòng Israel Aerospace Industries (IAI) của Israel và Boeing của Mỹ hợp tác phát triển.

Những tên lửa trên là một phần của Hệ thống vũ khí phòng không Arrow (AWS); đây là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật (ATBM) hoạt động độc lập, cấp quốc gia đầu tiên trên thế giới.

Những tên lửa trên là một phần của Hệ thống vũ khí phòng không Arrow (AWS); đây là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật (ATBM) hoạt động độc lập, cấp quốc gia đầu tiên trên thế giới.

Sự phát triển của tên lửa Arrow 2 được thúc đẩy bởi các mối đe dọa từ thời Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Khi đó Israel phải đối mặt với sự đe dọa tên lửa đạn đạo Scud của Iraq và phải trông chờ vào chiếc ô Patriot của Mỹ. Cả hai loại tên lửa Arrow 2 và 3 đều được thiết kế để hoạt động trong bầu khí quyển trái đất, cũng như trong không gian vũ trụ.

Sự phát triển của tên lửa Arrow 2 được thúc đẩy bởi các mối đe dọa từ thời Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Khi đó Israel phải đối mặt với sự đe dọa tên lửa đạn đạo Scud của Iraq và phải trông chờ vào chiếc ô Patriot của Mỹ. Cả hai loại tên lửa Arrow 2 và 3 đều được thiết kế để hoạt động trong bầu khí quyển trái đất, cũng như trong không gian vũ trụ.

Việc sản xuất tên lửa Arrow 2 bắt đầu vào năm 2000, trong khi việc sản xuất Arrow 3 được bắt đầu vào năm 2016. Tên lửa Arrow 3 đã được sử dụng để đánh chặn một tên lửa đất đối không S-200, phóng từ Syria vào tháng 3/2017.

Việc sản xuất tên lửa Arrow 2 bắt đầu vào năm 2000, trong khi việc sản xuất Arrow 3 được bắt đầu vào năm 2016. Tên lửa Arrow 3 đã được sử dụng để đánh chặn một tên lửa đất đối không S-200, phóng từ Syria vào tháng 3/2017.

Theo lịch sử hợp tác kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Mỹ trong việc phát triển Hệ thống vũ khí phòng không Arrow; vào tháng 2/2021 , Mỹ và Israel đã tuyên bố sẽ cùng nhau thiết kế và phát triển hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo Arrow-4.

Theo lịch sử hợp tác kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Mỹ trong việc phát triển Hệ thống vũ khí phòng không Arrow; vào tháng 2/2021 , Mỹ và Israel đã tuyên bố sẽ cùng nhau thiết kế và phát triển hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo Arrow-4.

Vào tháng 7/2021, IAI và Lockheed-Martin đã ký một bản ghi nhớ để hợp tác phát triển tên lửa Arrow-4. Loại tên lửa này nhằm thay thế cho tên lửa Arrow 2 trong việc xử lý các mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung bay thấp hơn.

Vào tháng 7/2021, IAI và Lockheed-Martin đã ký một bản ghi nhớ để hợp tác phát triển tên lửa Arrow-4. Loại tên lửa này nhằm thay thế cho tên lửa Arrow 2 trong việc xử lý các mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung bay thấp hơn.

Sự phát triển của Arrow-4 phần lớn bắt đầu để đối phó với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm xa của Iran. Tuy nhiên, một tính năng đáng chú ý của Arrow-4 sẽ là đầu đạn của nó, được thiết kế để giúp ngăn chặn các mối đe dọa bên trong bầu khí quyển; đặc biệt là các mối đe dọa với các vật thể bay siêu âm.

Sự phát triển của Arrow-4 phần lớn bắt đầu để đối phó với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm xa của Iran. Tuy nhiên, một tính năng đáng chú ý của Arrow-4 sẽ là đầu đạn của nó, được thiết kế để giúp ngăn chặn các mối đe dọa bên trong bầu khí quyển; đặc biệt là các mối đe dọa với các vật thể bay siêu âm.

Iran hiện không loại tên lửa siêu thanh nào để đe dọa Israel. Tuy nhiên, các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc và Nga, đều đang tiến khá nhanh trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.

Iran hiện không loại tên lửa siêu thanh nào để đe dọa Israel. Tuy nhiên, các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc và Nga, đều đang tiến khá nhanh trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.

Trung Quốc đã tiết lộ các bệ phóng tên lửa siêu thanh trên bộ của họ là DF-17 và tên lửa siêu thanh chống hạm DS-100. Có nhiều lý do để tin rằng, Trung Quốc thậm chí có thể đang trên đà hoàn thiện các máy bay không người lái siêu thanh và chiến thuật sử dụng chúng.

Trung Quốc đã tiết lộ các bệ phóng tên lửa siêu thanh trên bộ của họ là DF-17 và tên lửa siêu thanh chống hạm DS-100. Có nhiều lý do để tin rằng, Trung Quốc thậm chí có thể đang trên đà hoàn thiện các máy bay không người lái siêu thanh và chiến thuật sử dụng chúng.

Trong khi đó, Nga rõ ràng đang triển khai tên lửa siêu thanh chiến thuật Kinzhal và chiến lược Avangard; cả hai loại tên lửa đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Trước tình hình như vậy, Israel muốn đi trước một bước và chuẩn bị sẵn sàng trước khi công nghệ siêu thanh của Nga hoặc Trung Quốc được xuất khẩu sang Trung Đông.

Trong khi đó, Nga rõ ràng đang triển khai tên lửa siêu thanh chiến thuật Kinzhal và chiến lược Avangard; cả hai loại tên lửa đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Trước tình hình như vậy, Israel muốn đi trước một bước và chuẩn bị sẵn sàng trước khi công nghệ siêu thanh của Nga hoặc Trung Quốc được xuất khẩu sang Trung Đông.

Tên lửa Arrow-4 sử dụng tên lửa đẩy hai tầng, cho phép nó đạt được tốc độ siêu âm lên tới Mach 9. Tuy nhiên, việc chống lại vũ khí siêu thanh sẽ đòi hỏi khả năng cơ động tốt hơn, cũng như cần có phạm vi phủ sóng cảm biến rộng hơn, để có thể phát hiện sớm được vũ khí siêu thanh của đối phương và dẫn đường cho tên lửa Arrow-4 đánh chặn mục tiêu.

Tên lửa Arrow-4 sử dụng tên lửa đẩy hai tầng, cho phép nó đạt được tốc độ siêu âm lên tới Mach 9. Tuy nhiên, việc chống lại vũ khí siêu thanh sẽ đòi hỏi khả năng cơ động tốt hơn, cũng như cần có phạm vi phủ sóng cảm biến rộng hơn, để có thể phát hiện sớm được vũ khí siêu thanh của đối phương và dẫn đường cho tên lửa Arrow-4 đánh chặn mục tiêu.

Các phương tiện truyền thông đưa tin xung quanh Arrow-4 cho thấy, tên lửa này sẽ được thiết kế để có thể đánh chặn được tên lửa hành trình siêu thanh có cơ chế thay đổi đường bay và đầu đạn lượn.

Các phương tiện truyền thông đưa tin xung quanh Arrow-4 cho thấy, tên lửa này sẽ được thiết kế để có thể đánh chặn được tên lửa hành trình siêu thanh có cơ chế thay đổi đường bay và đầu đạn lượn.

Tên lửa Arrow-4 cũng được thiết kế để có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo mang một đầu đạn (MRV) hoặc nhiều đầu đạn (MIRV). Việc một quốc gia liên tục chứng minh được khả năng đối phó với các mối đe dọa đường không, thì đó chính là Israel và tên lửa Arrow-4 có thể chứng minh một hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo có thể thay đổi cuộc chơi. Nguồn ảnh: QQ.

Tên lửa Arrow-4 cũng được thiết kế để có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo mang một đầu đạn (MRV) hoặc nhiều đầu đạn (MIRV). Việc một quốc gia liên tục chứng minh được khả năng đối phó với các mối đe dọa đường không, thì đó chính là Israel và tên lửa Arrow-4 có thể chứng minh một hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo có thể thay đổi cuộc chơi. Nguồn ảnh: QQ.

Cận cảnh pha thử tên lửa Arrow 3 được Mỹ thực hiện ở Alaska. Nguồn: CBS.

2 Files

1- MP4 File 7.94 MB 2- MP4 File 7.72 MB

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-arrow-4-cua-israel-co-ban-ha-duoc-ten-lua-sieu-thanh-1603817.html