Tên lửa đạn đạo Iskander-M được xác nhận đã vượt giới hạn Hiệp ước INF

Nga đã có động thái đầu tiên cho thấy họ sẵn sàng đối phó với việc Mỹ rút chân khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và triển khai tên lửa bố trí trên mặt đất có tầm bắn vượt ngoài 500 km.

 Vào hôm 9/1/2020, Nga đã tiến hành vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M từ thao trường Kasputin Yars tới địa điểm nằm trong lãnh thổ Kazakhstan.

Vào hôm 9/1/2020, Nga đã tiến hành vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M từ thao trường Kasputin Yars tới địa điểm nằm trong lãnh thổ Kazakhstan.

 Được biết, Nga đã thuê thao trường trên lãnh thổ Kazakhstan theo thỏa thuận giữa hai nước ký năm 1995 để thử nghiệm những loại tên lửa có tầm bắn xa.

Được biết, Nga đã thuê thao trường trên lãnh thổ Kazakhstan theo thỏa thuận giữa hai nước ký năm 1995 để thử nghiệm những loại tên lửa có tầm bắn xa.

 Tuy nhiên trong vụ thử nghiệm vừa rồi, tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga đã bị thất bại khi nó trượt mục tiêu đến vài km và có dấu hiệu mất kiểm soát thao tác điều khiển.

Tuy nhiên trong vụ thử nghiệm vừa rồi, tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga đã bị thất bại khi nó trượt mục tiêu đến vài km và có dấu hiệu mất kiểm soát thao tác điều khiển.

 Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý nhất ở đây đó là theo dữ liệu được Bộ Quốc phòng Kazakhstan cung cấp thì tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga đã vượt qua quãng đường lên tới 627 km.

Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý nhất ở đây đó là theo dữ liệu được Bộ Quốc phòng Kazakhstan cung cấp thì tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga đã vượt qua quãng đường lên tới 627 km.

Theo thông báo của nhà sản xuất, tên lửa đạn đạo chiến thuật 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M có tầm bắn chỉ nằm trong cự ly 500 km, trong khi phiên bản xuất khẩu Iskander-E bị hạ tầm bắn xuống chỉ còn 280 km.

 Tầm bắn trên của tên lửa Iskander-M được cho là có thể vượt xa con số 500 km, thậm chí là vươn tới cự ly khoảng 2.000 km một cách không mấy khó khăn.

Tầm bắn trên của tên lửa Iskander-M được cho là có thể vượt xa con số 500 km, thậm chí là vươn tới cự ly khoảng 2.000 km một cách không mấy khó khăn.

 Sở dĩ tầm bắn của Iskander-M bị giới hạn lại như vậy nhằm tuân thủ điều khoản của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF) ký kết từ thời chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Sở dĩ tầm bắn của Iskander-M bị giới hạn lại như vậy nhằm tuân thủ điều khoản của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF) ký kết từ thời chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

 Theo điều khoản của Hiệp ước INF thì Mỹ và Liên Xô (nước Nga sau này) không được triển khai các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình bố trí trên mặt đất có tầm bắn vượt quá 500 km.

Theo điều khoản của Hiệp ước INF thì Mỹ và Liên Xô (nước Nga sau này) không được triển khai các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình bố trí trên mặt đất có tầm bắn vượt quá 500 km.

 Nhưng với diễn biến vừa xảy ra cách đây ít lâu, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút nước này khỏi Hiệp ước INF và tiến hành thử nghiệm tên lửa có tầm bắn xa hơn con số 500 km thì Nga đã cảnh báo sẽ đáp trả.

Nhưng với diễn biến vừa xảy ra cách đây ít lâu, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút nước này khỏi Hiệp ước INF và tiến hành thử nghiệm tên lửa có tầm bắn xa hơn con số 500 km thì Nga đã cảnh báo sẽ đáp trả.

 Biện pháp mà Nga đưa ra theo cảnh báo sẽ bao gồm phát triển các loại tên lửa mới cũng như tăng tầm bắn cho tên lửa cũ vượt khỏi hạn chế mà Hiệp ước INF quy định.

Biện pháp mà Nga đưa ra theo cảnh báo sẽ bao gồm phát triển các loại tên lửa mới cũng như tăng tầm bắn cho tên lửa cũ vượt khỏi hạn chế mà Hiệp ước INF quy định.

 Trước đó Nga đã cảnh báo sẽ tích hợp tên lửa hành trình 9M729 vào tổ hợp Iskander-K cũng như nâng cự ly tác chiến cho tên lửa đạn đạo 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M.

Trước đó Nga đã cảnh báo sẽ tích hợp tên lửa hành trình 9M729 vào tổ hợp Iskander-K cũng như nâng cự ly tác chiến cho tên lửa đạn đạo 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M.

 Thông qua vụ thử nghiệm mới nhất, rõ ràng tên lửa Iskander-M của Nga đã vượt ra khỏi khuôn khổ của Hiệp ước INF, điều này chắc chắn sẽ khiến Mỹ phải cảm thấy "giật mình" cho dù đã dự đoán trước hành động của Moskva.

Thông qua vụ thử nghiệm mới nhất, rõ ràng tên lửa Iskander-M của Nga đã vượt ra khỏi khuôn khổ của Hiệp ước INF, điều này chắc chắn sẽ khiến Mỹ phải cảm thấy "giật mình" cho dù đã dự đoán trước hành động của Moskva.

 Mặc dù vậy, trước mắt thì phiên bản tăng tầm của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M vẫn chưa thực sự hoàn thiện khi nó rơi cách khá xa mục tiêu.

Mặc dù vậy, trước mắt thì phiên bản tăng tầm của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M vẫn chưa thực sự hoàn thiện khi nó rơi cách khá xa mục tiêu.

 Moskva sẽ phải cần hiệu chỉnh thêm vũ khí của mình để đủ sức răn đe lực lượng Mỹ và NATO tại châu Âu, nhưng điều này được dự báo sẽ không quá phức tạp và có thể hoàn thành nhanh chóng.

Moskva sẽ phải cần hiệu chỉnh thêm vũ khí của mình để đủ sức răn đe lực lượng Mỹ và NATO tại châu Âu, nhưng điều này được dự báo sẽ không quá phức tạp và có thể hoàn thành nhanh chóng.

 Với những diễn biến trên, rõ ràng một cuộc chiến tranh lạnh phiên bản hai giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đang dần quay lại, mức độ khốc liệt được dự báo sẽ chẳng kém gì quá khứ.

Với những diễn biến trên, rõ ràng một cuộc chiến tranh lạnh phiên bản hai giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đang dần quay lại, mức độ khốc liệt được dự báo sẽ chẳng kém gì quá khứ.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-ten-lua-dan-dao-iskanderm-duoc-xac-nhan-da-vuot-gioi-han-hiep-uoc-inf/839658.antd