Tên lửa Trung Quốc rơi xuống Trái đất

Một tên lửa của Trung Quốc đã rơi trở lại Trái đất xuống khu vực Ấn Độ Dương vào thứ Bảy (20/7). Tuy nhiên, NASA lại cáo buộc Bắc Kinh đã không chia sẻ 'thông tin quỹ đạo cụ thể' cần thiết để biết vị trí rơi của các mảnh vỡ.

Một tên lửa Long March 5B Y3, mang theo mô-đun phòng thí nghiệm Wentian cho trạm vũ trụ đang được xây dựng của Trung Quốc, cất cánh từ Bãi phóng Không gian Văn Xương ở tỉnh Hải Nam vào ngày 24/7/2022.

Một tên lửa Long March 5B Y3, mang theo mô-đun phòng thí nghiệm Wentian cho trạm vũ trụ đang được xây dựng của Trung Quốc, cất cánh từ Bãi phóng Không gian Văn Xương ở tỉnh Hải Nam vào ngày 24/7/2022.

Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ cho biết tên lửa Long March 5B của Trung Quốc đã rơi xuống khu vực Ấn Độ Dương vào khoảng 12 giờ 45 tối EDT (4 giờ 45 chiều GMT) vào thứ Bảy, 20/7.

Bill Nelson, quản trị viên NASA cho biết: "Tất cả các quốc gia tham gia vào du hành vũ trụ nên tuân theo các thông lệ tốt nhất đã được thiết lập và có trách nhiệm chia sẻ thông tin để đưa ra những dự đoán đáng tin cậy về nguy cơ tác động của mảnh vỡ. Làm như vậy là rất quan trọng đối với việc sử dụng không gian có trách nhiệm và đảm bảo sự an toàn cho loài người trên Trái đất."

Trước đó, người dùng mạng xã hội ở Malaysia đã đăng video về một thứ có vẻ là mảnh vỡ tên lửa.

Aerospace Corporation, một trung tâm nghiên cứu phi lợi nhuận do chính phủ Mỹ tài trợ gần Los Angeles, nói rằng Trung Quốc đã liều lĩnh khi để phần lõi chính của tên lửa - nặng 22,5 tấn - quay trở lại Trái đất mà không kiểm soát.

Đầu tuần này, các nhà phân tích nói rằng thân tên lửa sẽ tan rã khi lao qua bầu khí quyển nhưng đủ lớn để nhiều khối có thể tồn tại sau khi bốc cháy trở lại thành “mưa” các mảnh vỡ trên một khu vực dài khoảng 2.000 km, rộng khoảng 70 km.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này. Phía Trung Quốc cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ các mảnh vỡ và khẳng định việc này gây ít rủi ro cho con người trên mặt đất.

Long March 5B đã nổ tung vào ngày 24/7 sau khi đưa một mô-đun phòng thí nghiệm lên trạm vũ trụ mới của Trung Quốc đang được xây dựng trên quỹ đạo, đánh dấu chuyến bay thứ ba của tên lửa mạnh nhất Trung Quốc kể từ lần phóng đầu tiên vào năm 2020.

Các mảnh vỡ của một chiếc Long March 5B khác của Trung Quốc đã đổ bộ vào Bờ Biển Ngà vào năm 2020, làm hư hại một số tòa nhà ở quốc gia Tây Phi đó, mặc dù không có thương tích nào được báo cáo.

Ngược lại, Nelson nói, Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia du hành vũ trụ khác nói chung phải trả thêm chi phí thiết kế tên lửa để tránh các mục tiêu lớn, không kiểm soát được - một điều bắt buộc kể từ khi một phần lớn trạm vũ trụ Skylab của NASA rơi khỏi quỹ đạo vào năm 1979 và hạ cánh ở Australia.

Năm ngoái, NASA cáo buộc Trung Quốc “không trong sáng” sau khi chính quyền Bắc Kinh giữ im lặng về quỹ đạo ước tính của mảnh vỡ của tên lửa Long March cuối cùng được phóng vào tháng 5/2021. Các mảnh vỡ từ chuyến bay đó cuối cùng đã hạ cánh xuống Ấn Độ Dương.

Ngọc Huyền

Theo ChannelNewsAsia

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/ten-lua-trung-quoc-roi-xuong-trai-dat-d205063.html