Đó là cành mai vàng bên góc chùa, không khí rộn ràng gói bánh chưng xanh, ngồi canh nồi bánh tét hay giây phút huynh đệ, thầy trò quây quần bên ly trà sớm, chia sẻ những vui buồn trên con đường tu học của mình trong năm qua.
Những ngày cuối năm là khoảng thời gian mà chư Tăng, Phật tử có dịp cùng nhau ngồi gói bánh chưng, bánh tét để đón năm mới. Đây là truyền thống mà người dân xứ Huế vẫn còn giữ cho đến ngày nay - Ảnh Hiêu Trương
Ngồi canh nồi bánh tét trong tiết trời giá lạnh luôn là điều mà nhiều người mong muốn mỗi dịp Tết về. Điều này gợi lại ký ức về một cái Tết truyền thống từ xa xưa mà ông cha đã gìn giữ - Ảnh Hiếu Trương
Sắc xuân xứ Huế ở ngôi cổ tự Kim Tiên. Tổ đình là nơi từng được chọn làm phủ của công chúa Ngọc Hân – Bắc Cung Hoàng hậu của vua Quang Trung. Trải qua bao thăng trầm, ngôi chùa này vẫn được người dân xứ Huế chọn làm điểm lễ bái vào đầu năm
Mai vàng bên góc chùa là hình ảnh quá đỗi quen thuộc khi đến thăm các ngôi chùa ở Huế. Với người dân xứ cố đô, vườn chùa thiếu mai vàng thì không khác gì chùa vắng bóng Phật
Góc trà yên tĩnh là không gian mà chư Tăng thường dùng để đón tiếp khách quý đến thăm
Hiên chùa cũng là nơi mà các Thầy thường quây quần bên nhau, huynh đệ chia sẻ những vui buồn trên con đường tu học của mình trong năm qua
Một chú tiểu nhỏ chùa Diệu Đế đang “cố gắng” gióng lên hồi chuông bình an vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán - Ảnh Hiếu Trương
Sự trầm tư của một chú tiểu khác tại chùa Thiên Mụ. Có thể đó là khoảnh khắc chú đang nhớ nhà, nhớ cha mẹ khi Tết về
Trái ngược với sự nhộn nhịp bên ngoài, đời sống sinh hoạt trong chùa vẫn không thay đổi gì nhiều
Kinh Phật vẫn phải đọc tụng
Thời khóa công phu được tiến hành đều đặn 2 buổi trong ngày
Chấp tác đều đặn buổi sáng
… bữa cơm vẫn đạm bạc rau dưa như mỗi ngày - Ảnh Hiếu Trương
Tết cũng là dịp viếng cảnh chùa, thăm lại huynh đệ sau một năm xa cách
Quảng Đạo/Báo Giác Ngộ