Thác nước dưới biển: Địa điểm kỳ lạ có thật trên Trái Đất

Thác nước dưới biển chính là một trong những địa điểm kỳ lạ tồn tại trên Trái Đất.

Trên Trái Đất có nhiều địa điểm khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên, thậm chí là chưa thể lý giải. 5 địa điểm dưới đây chính là minh chứng.

Thác nước dưới biển

Thác nước dưới biển ở Mauritius. Ảnh: CNN

Thác nước dưới biển ở Mauritius. Ảnh: CNN

Thác nước đặc biệt này nằm ở Mauritius, một quốc đảo ở Ấn Độ Dương. Nơi đây vốn nổi tiếng với những bãi biển bình dị và nước biển trong vắt, cùng nhiều cảnh quan ấn tượng. Tuy nhiên, ở phía tây nam của hòn đảo có một thác nước ngầm.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy nơi đây trông như cảnh tượng trong một bộ phim viễn tưởng. Tuy nhiên, đây lại không phải là thác nước thật sự. Bởi sự thật đó là ảo ảnh quang học do cấu trúc đáy biển. Ảo ảnh này đã tạo nên hiện tượng tự nhiên độc nhất vô nhị.

Đảo Mauritius nằm ở trên thềm đại dương và sâu không quá 152 m. Thác nước ngầm này thực chất là cát từ bờ theo dòng biển chảy xuống vùng nước sâu.

Mạch nước phun Fly Geyser

Mạch nước phun Fly Geyser không phải là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên mà vô tình được tạo ra trong khi người ta khoan một cái giếng vào năm 1916. Ảnh: Amusingplanet

Mạch nước phun Fly Geyser không phải là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên mà vô tình được tạo ra trong khi người ta khoan một cái giếng vào năm 1916. Ảnh: Amusingplanet

Mạch nước phun Fly Geyser là một hiện tượng lạ, cách thị trấn Gerlock (ở Neveda, Mỹ) khoảng 32 km về phía bắc. Trên thực tế, có nhiều người nghĩ rằng đây là sự hình thành tự nhiên. Thế nhưng mạch nước kỳ lạ này lại là kết quả từ hoạt động của con người.

Theo đó, người ta khoan giếng vào năm 1916 với mục đích lấy nước tưới. Nhưng do hoạt động địa nhiệt trong khu vực nước nóng và gần vôi nên canxi cacbonat (CaCO3) bắt đầu hình thành ở xung quanh miệng giếng.

Chưa hết, giếng thứ 2 lại được đào vào năm 1964. Nhưng do nước không đủ nóng nên giếng cũng bị bỏ hoang. Sau đó, nơi đây có một số khe hở để nước bắn cao 1,5 m. Toàn bộ cấu trúc cao từ 7,5 – 9 m.

Đặc biệt, hàm lượng silic cao bất thường của nước và tảo phát triển mạnh cũng tạo ra trầm tích nhiều màu xung quanh. Nước ở mạch nước này có thể nóng đến khoảng 93,3 độ C.

Hồ nước màu hồng

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy hồ Retba có màu hồng kem. Ảnh: Pulse

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy hồ Retba có màu hồng kem. Ảnh: Pulse

Trên bờ biển phía tây bắc của châu Phi, cách khoảng 29 km về phía đông bắc thủ đô Dakar của Senegal có hồ nước Retba. Đây là hồ nước độc nhất vô nhị, bởi nơi đây có hàm lượng muối rất cao. Đặc điểm này tạo điều kiện cho tảo Dunaliella salina phát triển mạnh và làm cho nước có màu hồng.

Nước ở đây có màu hồng vì có hàm lượng muối rất cao. Ảnh: Pulse

Nước ở đây có màu hồng vì có hàm lượng muối rất cao. Ảnh: Pulse

Màu hồng của hồ nước này thường nổi bật hơn trong mùa khô, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Hồ Retba là hồ nước rất quan trọng với hàng nghìn người khi họ dựa vào công việc lấy và bán muối, đánh bắt cá.

Tuy nhiên, sản lượng khai thác ở hồ Retba lại không giống như những nơi khác. Bởi cá sinh trưởng ở trong môi trường nước mặn nên chỉ có kích thước chỉ khoảng 1/4 so với cá ở hồ khác.

"Cổng địa ngục"

50 năm trước, nếu tới địa điểm gần làng Darvaza (Turkmenistan), chúng ta sẽ bắt gặp nơi trông giống như sa mạc Karakum với các dải cát trải dài. Tuy nhiên, vào năm 1971, các nhà địa chất đã đến khu vực này và tin rằng mặt đất ở bên dưới có chứa đầy dầu.

Hố khí gas khổng lồ được ví như "cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum. Ảnh: AFP

Hố khí gas khổng lồ được ví như "cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum. Ảnh: AFP

Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ở đây thực chất lại có chứa một lượng lớn khí metan thoát ra và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương và động vật hoang dã. Họ đốt khí gas để làm cho khí metan có thể biến mất trong vòng vài tuần. Thậm chí, nhóm nghiên cứu còn ném cả lựu đạn vào đó và từ đó một hố có tên là "cổng địa ngục" ra đời.

Tuy nhiên, có lẽ các chuyên gia đã tính sai vì hố này vẫn cháy liên tục trong 50 năm qua. Hố khí gas rộng 70 m và sâu 18 m.

Bàn tay mọc giữa sa mạc

Bàn tay khổng lồ nằm giữa sa mạc Atacama (Chile) gây ấn tượng với nhiều người. Bàn tay này cao tới 11 m và là công trình được xây dựng để tưởng nhớ các nạn nhân từng bị tra tấn dã man trong suốt chế độ độc tài ở Chile.

Bàn tay khổng lồ này là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng ở sa mạc Atacama. Ảnh: CNN

Bàn tay khổng lồ này là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng ở sa mạc Atacama. Ảnh: CNN

Bức tượng hình bàn tay có tên là "La Mano del Desierto" được nhà điêu khắc Mario Irarrazabal thiết kế. Công trình này được xây dựng từ đầu những năm 1980 và đến năm 1992 thì mới hoàn thành.

Thoạt đầu, nhiều người sẽ cho rằng bức tượng bàn tay của sa mạc trông như tàn tích của một nền văn minh thời cổ đại. Tuy nhiên, đây lại là tác phẩm nhân tạo, với thông điệp muốn gợi cho người xem về nỗi cô đơn, nỗi đau do bị tra tấn tàn nhẫn. Đồng thời, bức tượng này còn muốn làm nổi bật lên sự bất lực và yếu đối của con người trước không gian rộng lớn của sa mạc Atacama.

Bàn tay của sa mạc cao 11 m và được làm từ bê tông cốt thép. Ảnh: Philippe Re Richt

Bàn tay của sa mạc cao 11 m và được làm từ bê tông cốt thép. Ảnh: Philippe Re Richt

Bức tượng bàn tay của sa mạc đã trở thành một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách khi tới tham quan và trải nghiệm tại sa mạc Atacama.

Atacama được coi là sa mạc khô cằn nhất trên thế giới, với độ cao 3.200 m so với mực nước biển.

Bài viết tham khảo nguồn: Indianholiday, Top Fives

Minh Hằng

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/thac-nuoc-duoi-bien-dia-diem-ky-la-co-that-tren-trai-dat-20221227112537325.htm