Thái Bình sẽ rà soát lại quy mô Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải trên thực địa

UBND tỉnh Thái Bình cho biết trong thời gian tới sẽ phối hợp với các Bộ liên quan rà soát, xác định chi tiết cụ thể quy mô, diện tích khu rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Tiền Hải trên thực địa; lập hồ sơ thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Tiền Hải theo đúng quy định của Luật Đa dạng sinh học...

Thông tin này được UBND tỉnh Thái Bình công bố trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình vào sáng nay (12.9), sau phát hiện của Người Đô Thị và sau đó là sự vào cuộc của nhiều cơ quan báo chí phản ánh về việc Thái Bình thu hẹp gần 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (từ nay gọi tắt là Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải).

Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là một trong hai vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng được UNESCO công nhận năm 2004. Ảnh: Kim Dung/Doanh nghiệp và Tiếp thị

Cụ thể, Thông cáo báo chí của UBND tỉnh Thái Bình cho biết vừa qua, một số cơ quan báo chí phản ánh về việc Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, sau khi xác lập, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định 731/QĐ-UBND ngày 17.4.2023 đã gần như loại bỏ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải khi giảm diện tích từ 12.500 ha xuống còn 1.320 ha; Thái Bình chỉ coi trọng phát triển kinh tế, không coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái, giảm diện tích rừng làm mất kế sinh nhai của người dân.

Sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND tỉnh Thái Bình cung cấp thông tin làm rõ vấn diề này.

Theo UBND tỉnh Thái Bình vào năm 2014, với mong muốn tập trung phát triển rừng trên các diện tích bãi triều nhằm giữ đất, chống biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân, hướng tới hình thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước... tỉnh Thái Bỉnh đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26.9.2014 phê duyệt Đề án xác lập diện tích rừng ngập mặn có diện tích 12.500 ha với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Phạm vi, ranh giới, quy mô của khu bảo tồn này chỉ mang tính định tính, chưa được xác định bằng các biện pháp nghiên cứu đo đạc có tác dụng định hưóng để tỉnh tìm nguồn lực, xẫy dựng kế hoạch và triển khai phát triển rùng.

Với diện tích tạm tính ban đầu là 12.500 ha được kế thừa số liệu diện tích từ 5 nguồn dữ liệu khác nhau(*). "Do có sự sai khác về vị trí và diện tích chưa được đo đạc và tính toán một cách cụ thể, khoa học nên tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 2159/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình có nêu: “Sau khi đề án được xác iậ̉p và kiện toàn ỉaị̉ tổ chức bộ máy, tiến hành iậ̉p quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng. Đây là cơ sở để xác định về quy, mô và diện tích Khu rừng đặc dụng này”. Vì nhiều lý do khác nhau nên đến trước thời điểm tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 17.4.2023, khu rừng trên chưa được xác định chính xác về quy mô và vị trí", UBND tỉnh Thái Bình cho biết.

Theo UBND tỉnh Thái Bình, trong gần 10 năm qua, tỉnh đã trân trọng và sử dụng đúng mục đích, tôn chỉ và các quy định của Công ước Ramsar, Khu dữ trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng, được UNESCO công nhận năm 2004, coi trọng công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế tạo sinh kế cho người dân ven biển.

Năm 2015, căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Bộ TN&MT đã rà soát và đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải vào danh mục các khu bảo tồn tại Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT trên cơ sở Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26.9.2014 của UBND tỉnh Thái Bình. Bộ NN&PTNT đã đưa vào danh mục các Khu rừng đặc dụng tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30.10.2014 là 12.500 ha.

Cò thìa, loài gần như bị tuyệt chủng toàn cầu vào những năm 1980 hiện cư trú tại Khu bảo tồn thiên nhiên tiền hải. Ảnh: vietnamwildlife.org/Dân Trí

Cò thìa, loài gần như bị tuyệt chủng toàn cầu vào những năm 1980 hiện cư trú tại Khu bảo tồn thiên nhiên tiền hải. Ảnh: vietnamwildlife.org/Dân Trí

Trước ảnh hưởng của biến đổi của khí hậu, dòng chảy khu vực cửa Ba Lạt bị thay đổi, hiện tượng sạt lở bãi bồi xảy ra nghiêm trọng tại khu vực Cồn Thủ, Cồn Vành. Đa dạng về sinh học khu vực này cũng thay đổi theo, các loài sinh vật đặc hữu di chuyển về khu vực bãi bồi của huyện Thái Thụy. Thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, năm 2019 tỉnh Thái Bình đã đề xuất với Bộ TN&MT, phối hợp với các Tổ chức Quốc tế hình thành được Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy với diện tích 6.560 ha (trong đó có phàn diện tích rừng ngập mặn là 1.131 ha).

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế Thái Bình. Đến năm 2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1486/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tê Thái Bình với diện tích hơn 30.500ha.

Để xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, một phần diện tích đất rừng ven biển được quy hoạch cho Khu kinh tế, trong đó có Khu rừng đặc dụng được tỉnh phê duyệt đề án xác lập vào năm 2014, phần diện tích đất lâm nghiệp được đưa vào quy hoạch cho phát triển kinh tế chủ yếu là đất đầm ao nuôi thủy sản, sông lạch, cồn cát nơi có cây rừng thưa thớt, manh mún không đáp ứng các tiêu chí rừng đặc dụng và phòng hộ, nhiều vị trí bị xói lở rất khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

UBND tỉnh Thái Bình cho biết trong ba năm qua, tỉnh Thái Bình đã khẩn trương cụ thể hóa, triển khai trên thực địa các định hướng phát triển Khu kinh tế Thái Bình. Các Khu công nghiệp được xây dựng và trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Các phân Khu chức năng nhanh chóng được hình thành. Diện tích rừng ngập mặn tập trung và khu bảo tồn tiếp tục được đầu tư và nâng cao chất lượng.

"Từ năm 2019 đến nay, toàn bộ diện tích rừng của tỉnh được phân lô, cắm mốc xác định rõ vị trí và diện tích của từng địa phương, thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng; công tác quản lý bảo vệ rừng được coi trọng, không có tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh; việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa triển khai bất kỳ dự án nào liên quan đến rừng và đất rừng", UBND tỉnh Thái Bình khẳng định.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Ảnh: Hải Long/Doanh nghiệp và Tiếp thị

Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Ảnh: Hải Long/Doanh nghiệp và Tiếp thị

Căn cứ Quyết đinh số 1486/QĐ-TTg, tại Điều 2 “UBND tỉnh Thải Bình có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch chung xây dựng Khu kỉnh tế Thải Bình”, trong Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT, Quyết định số 2159/QĐ-UBND đều đề ra nhiệm vụ phải tiến hành xác lập cụ thể và khoanh định ưền thực địa diện tích rừng và khu bảo tồn thiên nhiên. Một trong số các quy hoạch phải điều chỉnh để tránh chồng lấn với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg là Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 và Khu rừng đặc dụng được tỉnh phê duyệt đề án xác lập tại Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26.9.2014.

Căn cứ Nghị quyết 61/2022/QH15 ngày 16.6.2022 của Quốc hội, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 28.3.2023 điều chỉnh Quỵ hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 và Quyết định số 731/QĐ-ƯBND ngày 17.4.2023 xác định cụ thể diện tích rừng đặc dụng cần được bảo vệ nghiêm ngặt Quá trình lập hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, hồ sơ điều chỉnh đã được Bộ NN&PTNT cho ý kiến; trên cơ sở Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 15.3.2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, ngày 28.3.2023 ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 600/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bỉnh giai đoạn 2012-2020.

Quyết định số 731/QĐ-UBND xác định vị trí, quy mô diện tích, ranh giới Khu rừng đặc dụng tại khu vực ngoài đê biển thuộc ba xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải; ranh giới được xác định 38 điểm tọa độ từ P1 đến P38; quy mô diện tích 1.320 ha. Đây là khu vực có rừng tốt nhất, liền khoảnh nên rất thuận lợi để thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng; vị trí này nằm ở cuối sông Hồng lấp, có hệ thống sông lạch đan xen, nước thủy triều lên xuống tự nhiên đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây rừng và các loài sinh vật khác sinh sôi, phát triển.

Theo UBND tỉnh Thái Bình thì Quyết định số 731/QĐ-UBND chính thức xác định cụ thể, rõ ràng vị trí, ranh giới quy mô diện tích đúng quy định của Khu rừng đặc dụng, bao gồm diện tích rừng hiện tại và diện tích đất khả thi, phù họp để phát triển rừng trong những năm tới theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; đồng thời là một trong những bước triển khai thực hịen Quyết định số 1486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 731/QĐ-UBND không thay thế Quyết định số 2159/QĐ-UBND.

"Do quy mô điện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải có nhiều nguồn số liệu khác nhau (*) tuy nhiên kiểm tra thực tế có sai lệch tọa độ và vị trí (theo tọa độ thì có 4.301 ha), vị trí không nằm trong các xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh nên cần được xác định quy mô, diện tích cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cần được nghiên cứu, điều tra, đánh giá kỹ lưỡng, khoa học và phân định để bảo vệ, bảo tồn trên toàn bộ vùng biển Thái Bình.

UBND tỉnh Thái Bình cho biết hiện nay tỉnh đang trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 và quan điểm xuyên suốt của tỉnh là phát triển kinh tế xã hội bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường. "Trong thời gian tới, UBND tỉnh Thái Bình phối họp với Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT rà soát, xác định chi tiết, cụ thể quy mô diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trên thực địa; đánh giá, lập hồ sơ, quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải theo đúng quy định của Luật Đa dạng sinh học làm cơ sở, căn cứ để trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn phát triển đa dạng sinh học, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và phát triển không gian kinh tế biển đa dạng theo Quyết định 1486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ", UBND tỉnh Thái Bình cho biết.

Cụng theo UBND tỉnh Thái Bình, các Bộ TN&MT và NN&PTNT đã thống nhất sẽ cử Cục Bảo tồn và Đa dạng sinh học, Cục Lâm nghiệp phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh rà soát, xác định chính xác trên thực địa và quản lý theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải được liên tục phát triển bài bản, khoa học.

Trước đó, như phát hiện của Người Đô Thị, theo Quyết định 731, rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải chỉ còn 1.320ha, gồm 632ha rừng ngập mặn và 688 hectares là đất chưa có rừng; nằm trên địa phận ba xã ven biển gồm xã Nam Phú, Nam Hưng và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải.

Trong khi đó, Quyết định 2159/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt ngày 26.9.2014 cho thấy, rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có tổng diện tích là 12.500ha, bao gồm diện tích rừng ngập mặn, đất bãi bồi và đất ngập nước.

Do đặc thù của vùng cửa sông nên diện tích toàn bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là vùng lõi, thuộc diện tích bảo vệ, và không phân thành các phân khu chức năng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác.

Việc giảm 90% tổng diện tích rừng đặc dụng ven biển nói trên là nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh, bao gồm để xây dựng Khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ quy mô 3.348ha.

Bản đồ được trích từ phụ lục Quyết định số 731/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt vào ngày 17.4.2023.

Khu đô thị này đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng 1/2.000 theo quyết định 2478/QĐ-UBND ngày 21.8.2020. Khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ dự kiến có quy mô dân số khoảng 34.600 người, với năm phân khu chức năng gồm: sân golf, casino và khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao, khu du lịch sinh thái – tâm linh, công viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh, khu đô thị du lịch sinh thái.

Được biết, Quy hoạch Khu đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng, sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ là cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình quy mô 30.583ha đến năm 2040 tầm nhìn 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 10.2019.

Các chuyên gia môi trường nhận định, quyết định gần như "xóa sổ" Khu Bảo tồn Thiên Tiền Hải này có thể kéo theo hệ lụy là "xóa sổ" cả một Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới.Quyết định này, theo nhiều chuyên gia hữu quan là đi ngược với các quy hoạch về rừng đặc dụng, về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, đi ngược các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia như Công ước Ramsar, Công ước đa dạng sinh học, Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đặc biệt là cam kết NetZero vào năm 2050...

“Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình không chỉ xóa sổ Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải mà còn nguy cơ có thể xóa sổ luôn cả một khu dự trữ sinh quyển thế giới!”, ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên - PanNature, bình luận.

Rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là một trong hai vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng (gọi tắt là Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng) được UNESCO công nhận năm 2004.

_________________

UNESCO đề nghị cung cấp thông tin Khu bảo tồn Tiền Hải bị thu hẹp 90% diện tích

Ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tại Việt Nam, cũng đã có văn bản gửi ông Phạm Vinh Quang, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao), đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến việc thu hẹp gần 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải đang gây ồn ào dư luận.

UNESCO cho biết đã nhận được nhiều nguồn thông tin liên quan đến quyết định của chính quyền Thái Bình về việc giảm diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải từ 12.500 ha xuống còn 1.320 ha (giảm hơn 11.000 ha). Điều này có thể tác động đến Khu sinh quyển Đồng bằng sông Hồng đã được UNESCO công nhận.

Để làm rõ thông tin, UNESCO đề nghị Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam hỗ trợ các thông tin với cơ quan chức năng liên quan, gồm các báo cáo về việc điều chỉnh diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải từ 12.500ha xuống còn 1.320ha (trong đó 634ha rừng ngập mặn và 688ha rừng chưa có rừng) có chính xác không?

Nếu báo cáo được xác nhận thì diện tích bị suy giảm ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải chồng lên ranh giới Khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng được UNESCO chỉ định công nhận trong hồ sơ đề cử Khu dự trữ sinh quyển trình UNESCO ở mức độ nào?

Trước đó, đại diện Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) cũng lên tiếng cho rằng, việc thu hẹp tới 90% Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải cần hết sức thận trọng, tuân thủ luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, không đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển kinh tế.

BTV

Ngô Gia

__________

(*) Cụ thể: (1) theo Quyết định số 660/KH ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp, tại mực nước biển ở cao ưì̀nh 0,00 m là 12.500 ha (2) theo Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 28.3.2013 của Chính phủ, diện tích là 3.245 ha; (3) theo Quyết định số 467/QĐ-UBQG UNESCO ngày 26.7.2013 được UNESCO công nhận là 7.067 ha thuộc vùng lõi 2 Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng; (4) theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8.1.2014 là 3.245 ha; (5) theo Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 16.6.2014 của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình 2012-2020 là 3.583,4 ha. Vị trí và ranh giới khu rừng chưa có sự đồng nhất: Vị trí theo tọa độ địa lý và vị trí theo mô tả bằng lời không trùng khớp, không có bản đồ kèm theo.

Nguồn Người Đô Thị: https://nguoidothi.net.vn/thai-binh-se-ra-soat-lai-quy-mo-khu-bao-ton-thien-nhien-tien-hai-tren-thuc-dia-40940.html