Thái Lan bất ngờ nối lại thương vụ mua 3 tàu ngầm S26T Trung Quốc

Hợp đồng mua tàu ngầm S26T từ Trung Quốc tưởng như đã đổ vỡ thì mới đây Hải quân Hoàng gia Thái Lan lại bất ngờ đảo ngược quyết định của họ.

Tờ Defense Post cho biết, vào năm 2015, giới chức Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã quyết định đặt mua 3 tàu ngầm S26T, đây là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm tấn công phi hạt nhân lớp Yuan của Trung Quốc thuộc Dự án Type 041.

Tờ Defense Post cho biết, vào năm 2015, giới chức Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã quyết định đặt mua 3 tàu ngầm S26T, đây là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm tấn công phi hạt nhân lớp Yuan của Trung Quốc thuộc Dự án Type 041.

Hợp đồng chế tạo chiếc S26T đầu tiên trị giá 390 triệu USD đã được ký với Tập đoàn CSOC vào năm 2017. Con tàu được khởi đóng vào tháng 9/2019, dự kiến giao hàng vào giữa năm 2023, nhưng do đại dịch Covid-19 nên thời hạn bị đẩy lùi sang năm 2024.

Hợp đồng chế tạo chiếc S26T đầu tiên trị giá 390 triệu USD đã được ký với Tập đoàn CSOC vào năm 2017. Con tàu được khởi đóng vào tháng 9/2019, dự kiến giao hàng vào giữa năm 2023, nhưng do đại dịch Covid-19 nên thời hạn bị đẩy lùi sang năm 2024.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan dự kiến sẽ mua thêm thêm 2 tàu ngầm S26T trong những năm tới, sau khi nhận đủ 3 chiếc đầu tiên vào năm 2026, giúp họ có hạm đội sánh ngang các quốc gia trong khu vực.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan dự kiến sẽ mua thêm thêm 2 tàu ngầm S26T trong những năm tới, sau khi nhận đủ 3 chiếc đầu tiên vào năm 2026, giúp họ có hạm đội sánh ngang các quốc gia trong khu vực.

Nhưng "khúc ngoặt" đã tới vào đầu năm 2022, khi Đức từ chối xuất khẩu động cơ MTU 396 để trang bị cho chiếc S26T đầu tiên. Berlin cho biết họ phải tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc được Liên minh châu Âu áp dụng từ năm 1989.

Nhưng "khúc ngoặt" đã tới vào đầu năm 2022, khi Đức từ chối xuất khẩu động cơ MTU 396 để trang bị cho chiếc S26T đầu tiên. Berlin cho biết họ phải tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc được Liên minh châu Âu áp dụng từ năm 1989.

Thực tế trên dẫn đến việc Cựu Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan - Đô đốc Choengchai Chomchenpaet buộc phải phê duyệt giải pháp thay thế, đó là chấp nhận động cơ CHD620 do Trung Quốc sản xuất.

Thực tế trên dẫn đến việc Cựu Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan - Đô đốc Choengchai Chomchenpaet buộc phải phê duyệt giải pháp thay thế, đó là chấp nhận động cơ CHD620 do Trung Quốc sản xuất.

Mặc dù vậy, chính phủ mới của Thái Lan không chấp nhận đề xuất này và tới mùa thu năm 2023, Bangkok tuyên bố đình chỉ chương trình mua tàu ngầm S26T, họ cho rằng động cơ CHD620 có độ tin cậy kém và gây ra nhiều nguy cơ khi vận hành.

Mặc dù vậy, chính phủ mới của Thái Lan không chấp nhận đề xuất này và tới mùa thu năm 2023, Bangkok tuyên bố đình chỉ chương trình mua tàu ngầm S26T, họ cho rằng động cơ CHD620 có độ tin cậy kém và gây ra nhiều nguy cơ khi vận hành.

Tuy vậy sau chuyến thăm Bangkok gần đây của các quan chức quân sự và đại diện công ty đóng tàu Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Thái Lan đã thay đổi quyết định khi “đồng ý về mặt nguyên tắc” tiếp tục mua tàu ngầm S26T với động cơ CHD620.

Tuy vậy sau chuyến thăm Bangkok gần đây của các quan chức quân sự và đại diện công ty đóng tàu Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Thái Lan đã thay đổi quyết định khi “đồng ý về mặt nguyên tắc” tiếp tục mua tàu ngầm S26T với động cơ CHD620.

Trang Defense Post nhấn mạnh, mặc dù vậy thời hạn giao chiếc tàu ngầm S26T đầu tiên vẫn chưa có bởi động cơ CHD620 chưa được sử dụng trên bất kỳ con tàu nào của hạm đội Trung Quốc, nên việc tích hợp và thử nghiệm sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Trang Defense Post nhấn mạnh, mặc dù vậy thời hạn giao chiếc tàu ngầm S26T đầu tiên vẫn chưa có bởi động cơ CHD620 chưa được sử dụng trên bất kỳ con tàu nào của hạm đội Trung Quốc, nên việc tích hợp và thử nghiệm sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Về tàu ngầm S26T, con tàu có chiều dài 77,6 mét, lượng giãn nước đầy tải 3.600 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý/h khi lặn, độ sâu lớn nhất mà con tàu đạt tới là 400 mét, thông số này cao hơn 33% so với nhiều đối thủ cạnh tranh.

Về tàu ngầm S26T, con tàu có chiều dài 77,6 mét, lượng giãn nước đầy tải 3.600 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý/h khi lặn, độ sâu lớn nhất mà con tàu đạt tới là 400 mét, thông số này cao hơn 33% so với nhiều đối thủ cạnh tranh.

Thủy thủ đoàn của tàu ngầm S26T chỉ bao gồm 38 người do mức độ tự động hóa tương đối cao. Vũ khí trang bị cho S26T bao gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm bắn được cả tên lửa chống hạm.

Thủy thủ đoàn của tàu ngầm S26T chỉ bao gồm 38 người do mức độ tự động hóa tương đối cao. Vũ khí trang bị cho S26T bao gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm bắn được cả tên lửa chống hạm.

Nếu thương vụ tàu ngầm S26T được Thái Lan nối lại, theo nhận xét có thể giúp Trung Quốc bán được cả tàu ngầm Hangor II dựa trên thiết kế Type 039B cho Hải quân Pakistan.

Nếu thương vụ tàu ngầm S26T được Thái Lan nối lại, theo nhận xét có thể giúp Trung Quốc bán được cả tàu ngầm Hangor II dựa trên thiết kế Type 039B cho Hải quân Pakistan.

Hợp đồng trên cũng đang bị đình chỉ vì lý do tương tự, đó là Đức từ chối cung cấp động cơ MTU 396, trong khi Pakistan chưa chấp nhận động cơ CHD620 của Trung Quốc.

Hợp đồng trên cũng đang bị đình chỉ vì lý do tương tự, đó là Đức từ chối cung cấp động cơ MTU 396, trong khi Pakistan chưa chấp nhận động cơ CHD620 của Trung Quốc.

Cựu thủy thủ tàu ngầm Hải quân Mỹ - ông Aaron Amick trước đó từng nhận định rằng động cơ diesel CHD620 của Trung Quốc thực chất là bản sao không giấy phép dựa trên loại MTU 396.

Cựu thủy thủ tàu ngầm Hải quân Mỹ - ông Aaron Amick trước đó từng nhận định rằng động cơ diesel CHD620 của Trung Quốc thực chất là bản sao không giấy phép dựa trên loại MTU 396.

Động cơ này được lắp ráp từ những vật liệu có chất lượng kém hơn nhiều và yêu cầu thời gian sửa chữa rất nhanh, chỉ vài trăm giờ hoạt động. Theo nhận xét, nếu Trung Quốc thực sự lắp những động cơ như vậy lên tàu ngầm Hangor II hay S26T thì đó là một “thỏa thuận tồi”.

Động cơ này được lắp ráp từ những vật liệu có chất lượng kém hơn nhiều và yêu cầu thời gian sửa chữa rất nhanh, chỉ vài trăm giờ hoạt động. Theo nhận xét, nếu Trung Quốc thực sự lắp những động cơ như vậy lên tàu ngầm Hangor II hay S26T thì đó là một “thỏa thuận tồi”.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thai-lan-bat-ngo-noi-lai-thuong-vu-mua-3-tau-ngam-s26t-trung-quoc-post577228.antd