Thái Lan quyết mua tàu ngầm Trung Quốc: Hấp dẫn vì 'mua 2 tặng 1'?

Theo thỏa thuận đã ký, tập đoàn đóng tàu Trung Quốc sẵn sàng chế tạo và bán 3 tàu ngầm lớp Nguyên (Yuan) Type 039B, còn gọi là S26T, với giá 2 chiếc, nghĩa là 36 tỷ baht (1,16 tỷ USD) cho Thái Lan.

Thời gian gần đây, những tranh cãi xoay quanh việc Thái Lan chi nhiều tiền để mua 3 tàu ngầm lớp Nguyên (Yuan) Type 039B, còn gọi là S26T của Trung Quốc đã tốn nhiều giấy mực của truyền thông địa phương và quốc tế. Sự việc trở nên căng thẳng khi nhiều chính trị gia và nhà hoạt động xã hội Thái Lan phản đối kế hoạch trên do lo ngại về ảnh hưởng của hợp đồng tới nền kinh tế và quốc phòng Thái Lan.

Thời gian gần đây, những tranh cãi xoay quanh việc Thái Lan chi nhiều tiền để mua 3 tàu ngầm lớp Nguyên (Yuan) Type 039B, còn gọi là S26T của Trung Quốc đã tốn nhiều giấy mực của truyền thông địa phương và quốc tế. Sự việc trở nên căng thẳng khi nhiều chính trị gia và nhà hoạt động xã hội Thái Lan phản đối kế hoạch trên do lo ngại về ảnh hưởng của hợp đồng tới nền kinh tế và quốc phòng Thái Lan.

Các nhà chính trị cho rằng việc chi tiền mua 3 tàu ngầm Trung Quốc nó sẽ tiêu tốn ngân sách quân sự dùng cho trường hợp khẩn cấp, thậm chí làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã gây nhiều tổn hại nghiêm trọng suốt thời gian qua.

Các nhà chính trị cho rằng việc chi tiền mua 3 tàu ngầm Trung Quốc nó sẽ tiêu tốn ngân sách quân sự dùng cho trường hợp khẩn cấp, thậm chí làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã gây nhiều tổn hại nghiêm trọng suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, đáp lại những phản đối trên, Hải quân Thái Lan nói rằng họ muốn mua 3 tàu ngầm tấn công của Trung Quốc để cân bằng ảnh hưởng với 2 tàu ngầm mà Malaysia đang sở hữu. Kế hoạch này cũng nhằm giúp Bangkok vị thế cao hơn trong các cuộc đàm phán sau này liên quan đến vùng phát triển chung (JDA) trên Vịnh Thái Lan.

Tuy nhiên, đáp lại những phản đối trên, Hải quân Thái Lan nói rằng họ muốn mua 3 tàu ngầm tấn công của Trung Quốc để cân bằng ảnh hưởng với 2 tàu ngầm mà Malaysia đang sở hữu. Kế hoạch này cũng nhằm giúp Bangkok vị thế cao hơn trong các cuộc đàm phán sau này liên quan đến vùng phát triển chung (JDA) trên Vịnh Thái Lan.

Một thỏa thuận đã có giữa Thái Lan và Malaysia phải đợi đến năm 2029 mới hết hạn, nhưng tại cuộc họp báo vội vã tại trụ sở hải quân Thái Lan hôm 24/8, thông tin được đưa ra là cả 3 tàu ngầm sẽ được triển khai trước khi đàm phán về gia hạn JDA diễn ra. Nếu các tàu ngầm được Thái Lan đưa vào hoạt động vào năm 2027, “Thái Lan sẽ không rơi vào thế bất lợi” và có quyền mặc cả lớn hơn khi bắt đầu thương lượng với Malaysia về JDA, Phó đô đốc Thalerngsak Sirisawas cho biết.

Một thỏa thuận đã có giữa Thái Lan và Malaysia phải đợi đến năm 2029 mới hết hạn, nhưng tại cuộc họp báo vội vã tại trụ sở hải quân Thái Lan hôm 24/8, thông tin được đưa ra là cả 3 tàu ngầm sẽ được triển khai trước khi đàm phán về gia hạn JDA diễn ra. Nếu các tàu ngầm được Thái Lan đưa vào hoạt động vào năm 2027, “Thái Lan sẽ không rơi vào thế bất lợi” và có quyền mặc cả lớn hơn khi bắt đầu thương lượng với Malaysia về JDA, Phó đô đốc Thalerngsak Sirisawas cho biết.

Tham mưu trưởng Hải quân Hoàng gia Thái Lan - ông Sittiporn Maskasem đã phải tham gia một cuộc họp báo công khai để trả lời cho người dân và chính phủ về việc mua tàu ngầm S26T là thực sự cần thiết, nó là một phần quan trọng của chiến lược quốc phòng, hải quân nước này nhập khẩu S26T bởi vì nó có nhiều thiết bị tương tự cũng đã được nhập khẩu từ Trung Quốc trước đó và ông cũng đảm bảo rằng hợp đồng này là vô cùng minh bạch.

Tham mưu trưởng Hải quân Hoàng gia Thái Lan - ông Sittiporn Maskasem đã phải tham gia một cuộc họp báo công khai để trả lời cho người dân và chính phủ về việc mua tàu ngầm S26T là thực sự cần thiết, nó là một phần quan trọng của chiến lược quốc phòng, hải quân nước này nhập khẩu S26T bởi vì nó có nhiều thiết bị tương tự cũng đã được nhập khẩu từ Trung Quốc trước đó và ông cũng đảm bảo rằng hợp đồng này là vô cùng minh bạch.

Ngoài ra, một lý do khác thúc đẩy Thái Lan muốn sở hữu 3 tàu ngầm từ Trung Quốc, chính là "chính sách ưu đãi", "mua 2 tặng 1" của phía nhà cung cấp. Được biết, Thái Lan quyết định mua tàu ngầm Trung Quốc sau khi cân nhắc chào hàng từ Đức, Hàn Quốc, Nga, Thụy Điển và Pháp vào năm 2014. Nhưng chỉ có Trung Quốc sẵn sàng tặng thêm tàu miễn phí.

Ngoài ra, một lý do khác thúc đẩy Thái Lan muốn sở hữu 3 tàu ngầm từ Trung Quốc, chính là "chính sách ưu đãi", "mua 2 tặng 1" của phía nhà cung cấp. Được biết, Thái Lan quyết định mua tàu ngầm Trung Quốc sau khi cân nhắc chào hàng từ Đức, Hàn Quốc, Nga, Thụy Điển và Pháp vào năm 2014. Nhưng chỉ có Trung Quốc sẵn sàng tặng thêm tàu miễn phí.

Theo thỏa thuận đã ký, tập đoàn đóng tàu Trung Quốc sẵn sàng chế tạo và bán 3 tàu ngầm lớp Nguyên (Yuan) Type 039B, còn gọi là S26T, với giá 2 chiếc, nghĩa là 36 tỷ baht (1,16 tỷ USD).

Theo thỏa thuận đã ký, tập đoàn đóng tàu Trung Quốc sẵn sàng chế tạo và bán 3 tàu ngầm lớp Nguyên (Yuan) Type 039B, còn gọi là S26T, với giá 2 chiếc, nghĩa là 36 tỷ baht (1,16 tỷ USD).

Chiếc tàu ngầm đầu tiên dự kiến được bàn giao vào năm 2023 và hải quân Thái Lan định đưa thủy thủ sang Trung Quốc huấn luyện trong năm nay, nhưng vì dịch bệnh COVID-19 mà đã hoãn thanh toán.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên dự kiến được bàn giao vào năm 2023 và hải quân Thái Lan định đưa thủy thủ sang Trung Quốc huấn luyện trong năm nay, nhưng vì dịch bệnh COVID-19 mà đã hoãn thanh toán.

Đầu tháng 8 vừa qua, hải quân Thái Lan đề xuất chính phủ thanh toán 22,55 tỷ baht để mua con tàu thứ 2 và 3. Nhưng đề xuất này khiến dư luận phản đối, cho rằng số tiền đó tốt hơn nên được dùng để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Đầu tháng 8 vừa qua, hải quân Thái Lan đề xuất chính phủ thanh toán 22,55 tỷ baht để mua con tàu thứ 2 và 3. Nhưng đề xuất này khiến dư luận phản đối, cho rằng số tiền đó tốt hơn nên được dùng để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Trước sức ép của dư luận, kế hoạch thanh toán và sở hữu 3 tàu ngầm mới của Thái Lan đã bị tạm hoãn. Tuy nhiên, đích thân Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha đã tuyên bố rằng ông vẫn muốn hải quân được trang bị 3 tàu ngầm, và yêu cầu sớm nối lại đàm phán càng sớm càng tốt.

Trước sức ép của dư luận, kế hoạch thanh toán và sở hữu 3 tàu ngầm mới của Thái Lan đã bị tạm hoãn. Tuy nhiên, đích thân Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha đã tuyên bố rằng ông vẫn muốn hải quân được trang bị 3 tàu ngầm, và yêu cầu sớm nối lại đàm phán càng sớm càng tốt.

Video Tàu chiến Hải quân Việt Nam vượt bão tuần tra chung với Hải quân Thái Lan - Nguồn: QPVN

Anh Tú

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/thai-lan-quyet-mua-tau-ngam-trung-quoc-hap-dan-vi-mua-2-tang-1-1436370.html