Thăm ngôi chùa có gần 7.000 tượng Phật của Lào

Khi trùng tu Chùa Wat Sisaket (Lào) người ta thống kê được kê có 6.660 bức tượng Phật được trưng bày tại đây. Với số lượng như vậy, ngôi chùa này được đánh giá là ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất tại Lào.

Chùa Wat Sisaket nằm ở phía Đông Nam thủ đô Viêng Chăn, thuộc bản Sisaket, mường Chănthabuli. Theo bia ký, chùa có tên Xạtaxạ Hắtxạxảram hay còn là Vat Xẻn nhưng người Lào quen gọi là chùa Sisaket.

Chùa Wat Sisaket nằm ở phía Đông Nam thủ đô Viêng Chăn, thuộc bản Sisaket, mường Chănthabuli. Theo bia ký, chùa có tên Xạtaxạ Hắtxạxảram hay còn là Vat Xẻn nhưng người Lào quen gọi là chùa Sisaket.

Chùa được xây dựng lại lần đầu tiên trên nền một ngôi chùa cổ vào năm 1551 dưới triều vua Xayxệthảthilát. Đến thời vua Anũvông (đầu thế kỷ XIX) thì chùa đã bị hư hỏng nặng. Vừa lên ngôi, vua Anũvông đã cho trùng tu lại ngôi sỉm (tòa chính điện), xây các ngôi tháp và đúc thêm một số tượng Phật.

Chùa được xây dựng lại lần đầu tiên trên nền một ngôi chùa cổ vào năm 1551 dưới triều vua Xayxệthảthilát. Đến thời vua Anũvông (đầu thế kỷ XIX) thì chùa đã bị hư hỏng nặng. Vừa lên ngôi, vua Anũvông đã cho trùng tu lại ngôi sỉm (tòa chính điện), xây các ngôi tháp và đúc thêm một số tượng Phật.

Cổng chính của chùa hướng Tây, nhìn ra sông Mènặmkhoỏng. Đây là một trường hợp đặc biệt vì thuật phong thủy của Lào không cho phép cửa chùa được mở cắt ngang dòng sông.

Cổng chính của chùa hướng Tây, nhìn ra sông Mènặmkhoỏng. Đây là một trường hợp đặc biệt vì thuật phong thủy của Lào không cho phép cửa chùa được mở cắt ngang dòng sông.

Chùa nằm trong khuôn viên hình vuông với tổng diện tích là 11.360m2. Ngay bên ngoài tòa điện chính là một hệ thống hành lang để chứa tượng Phật.

Chùa nằm trong khuôn viên hình vuông với tổng diện tích là 11.360m2. Ngay bên ngoài tòa điện chính là một hệ thống hành lang để chứa tượng Phật.

Đây là ngôi chùa được xây dựng theo phong cách Xiêm và hệ thống hành lang là đặc trưng của phong cách này và ở Lào chỉ có Chùa Wat Sisaket được xây dựng hệ thống hành lang.

Đây là ngôi chùa được xây dựng theo phong cách Xiêm và hệ thống hành lang là đặc trưng của phong cách này và ở Lào chỉ có Chùa Wat Sisaket được xây dựng hệ thống hành lang.

Tại hệ thống hành lang này, vào năm 1990 khi trùng tu chùa người ta thống kê có 6.660 pho tượng Phật. Trong số đó có 176 pho tượng Phật được làm bằng bạc. Nhưng hiện nay chỉ còn 120 pho tượng ở đây được làm bằng gỗ, đồng và thủy tinh có niên đại từ thế kế thứ XV đến thế kỷ thứ XIX.

Tại hệ thống hành lang này, vào năm 1990 khi trùng tu chùa người ta thống kê có 6.660 pho tượng Phật. Trong số đó có 176 pho tượng Phật được làm bằng bạc. Nhưng hiện nay chỉ còn 120 pho tượng ở đây được làm bằng gỗ, đồng và thủy tinh có niên đại từ thế kế thứ XV đến thế kỷ thứ XIX.

Tòa chính điện được xây dựng theo phong cách Bangkok (Thái Lan), có hành lang bao quanh và bốn hàng cột, trong hệ thống hành lang có 2 hàng cột đỡ toàn bộ hệ thống mái. Ba tầng mái cao và nhọn, mặt tiền hẹp, được làm bằng gỗ, chạm khắc hình đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề.

Tòa chính điện được xây dựng theo phong cách Bangkok (Thái Lan), có hành lang bao quanh và bốn hàng cột, trong hệ thống hành lang có 2 hàng cột đỡ toàn bộ hệ thống mái. Ba tầng mái cao và nhọn, mặt tiền hẹp, được làm bằng gỗ, chạm khắc hình đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề.

Ban thờ Phật ở tòa điện chính có 3 pho tượng chính to bằng 2 pho tượng bằng đồng và 1 pho tượng bằng đất nung. Một pho tượng nhỏ hơn bằng đồng cao 1,2m được làm vào thế kỷ XV và 1 pho tượng Phật Khmer có niên đại thế kỷ XIII.

Ban thờ Phật ở tòa điện chính có 3 pho tượng chính to bằng 2 pho tượng bằng đồng và 1 pho tượng bằng đất nung. Một pho tượng nhỏ hơn bằng đồng cao 1,2m được làm vào thế kỷ XV và 1 pho tượng Phật Khmer có niên đại thế kỷ XIII.

Giá đựng nến được làm từ thế kỷ XIX thời vua Anũvông có chiều cao 1, 88m, rộng 2,11m được lằm bằng gỗ quý, chạm khắc hình rắn thần Naga quấn vào nhau. Giá đựng nến là một hiện vật chạm khắc gỗ vào loại đẹp nhất ở Lào, từng được mang đi triển lãm tại Nhật Bản. Giá đựng nến được đặt cạnh bệ tượng Phật.

Giá đựng nến được làm từ thế kỷ XIX thời vua Anũvông có chiều cao 1, 88m, rộng 2,11m được lằm bằng gỗ quý, chạm khắc hình rắn thần Naga quấn vào nhau. Giá đựng nến là một hiện vật chạm khắc gỗ vào loại đẹp nhất ở Lào, từng được mang đi triển lãm tại Nhật Bản. Giá đựng nến được đặt cạnh bệ tượng Phật.

Tường chùa được vẽ một bức tranh khổ lớn hình ảnh đức Phật thuyết pháp trước dân chúng. Ngoài ra là đề tài truyện cổ dân gian Lào – truyện Phạ Nha Bốckạlạphắt.

Tường chùa được vẽ một bức tranh khổ lớn hình ảnh đức Phật thuyết pháp trước dân chúng. Ngoài ra là đề tài truyện cổ dân gian Lào – truyện Phạ Nha Bốckạlạphắt.

Ngoài cổng chùa có 3 ngôi tháp dựng gần cổng phía Tây. Trong 3 ngôi tháp thì 1 ngôi là tháp Phật, 1 ngôi chôn tro thiêu vua Anũvông và 1 ngôi chôn tro thiêu công chúa vương quốc Thái Lạn Na.

Ngoài cổng chùa có 3 ngôi tháp dựng gần cổng phía Tây. Trong 3 ngôi tháp thì 1 ngôi là tháp Phật, 1 ngôi chôn tro thiêu vua Anũvông và 1 ngôi chôn tro thiêu công chúa vương quốc Thái Lạn Na.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/ghe-tham-ngoi-chua-so-huu-gan-7000-tuong-phat-cua-lao-2021011918230497.htm