Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trong tư pháp người chưa thành niên

Tại phiên thảo luận ở hội trường sáng 23/10 về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, nhiều đại biểu Quốc hội đã tập trung, cho ý kiến về các vấn đề xung quanh biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội, trong đó có nội dung về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đã đưa ra những quy định về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội. Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa như Khiển trách; Xin lỗi bị hại; Bồi thường thiệt hại; Giáo dục tại địa phương; Quản thúc tại gia đình; Điều trị tâm lý, Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới...

Một số đại biểu đồng tình với quy định giao Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Thẩm phán, Hội đồng xét xử.

Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng trong một số trường hợp, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

Theo Dự thảo Luật, việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; khả năng giáo dục, phục hồi của người chưa thành niên phạm tội và sự an toàn của bị hại, cộng đồng. Việc lựa chọn biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải phù hợp với hoàn cảnh, độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của họ.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/tham-quyen-ap-dung-bien-phap-xu-ly-chuyen-huong-trong-tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien-240520.htm