Thăng Long - Hà Nội: Dấu tích xưa nghìn năm văn hiến

Hà Nội đang rộn ràng chào đón kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 / 10-10-2024) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Giữa không khí hân hoan ấy, Thăng Long - Hà Nội càng thêm lung linh, rực rỡ hơn khi mang trong mình dấu ấn nghìn năm văn hiến hòa quyện với dòng chảy của nhịp sống hiện đại.

Báo Quân đội nhân dân Điện tử xin giới thiệu một số hình ảnh lưu lại dấu tích lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi viết nên những trang sử hào hùng trải dài và xuyên suốt các triều đại phong kiến Việt Nam.

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi viết nên những trang sử hào hùng trải dài và xuyên suốt các triều đại phong kiến Việt Nam.

Bước qua những bậc thềm rêu phong, nhìn từng viên gạch nhuốm màu thời gian, ta như được trở về với kinh thành Thăng Long xưa.

Bước qua những bậc thềm rêu phong, nhìn từng viên gạch nhuốm màu thời gian, ta như được trở về với kinh thành Thăng Long xưa.

Được xây dựng từ thời nhà Lê sơ (thế kỷ 15), Đoan Môn là cổng chính dẫn vào khu Cấm thành của Kinh thành Thăng Long xưa. Được xây dựng với lối kiến trúc đặc sắc, Đoan Môn hiện nay vẫn giữ nguyên sự uy nghiêm và bề thế vốn có của nó.

Được xây dựng từ thời nhà Lê sơ (thế kỷ 15), Đoan Môn là cổng chính dẫn vào khu Cấm thành của Kinh thành Thăng Long xưa. Được xây dựng với lối kiến trúc đặc sắc, Đoan Môn hiện nay vẫn giữ nguyên sự uy nghiêm và bề thế vốn có của nó.

 Điện Kính Thiên là nơi các vị vua thiết triều và cử hành các nghi lễ quan trọng.

Điện Kính Thiên là nơi các vị vua thiết triều và cử hành các nghi lễ quan trọng.

Điện Kính Thiên ngày nay chỉ còn lại nền móng và một số công trình bao quanh. Tuy vậy, mỗi phiến đá, mỗi cột trụ còn sót lại đều cho thấy sự uy nghiêm.

Điện Kính Thiên ngày nay chỉ còn lại nền móng và một số công trình bao quanh. Tuy vậy, mỗi phiến đá, mỗi cột trụ còn sót lại đều cho thấy sự uy nghiêm.

 Nằm cạnh khuôn viên Hoàng thành ngày nay, Cột cờ Hà Nội sừng sững như một minh chứng cho sức mạnh kiên cường của dân tộc qua bao thăng trầm lịch sử.

Nằm cạnh khuôn viên Hoàng thành ngày nay, Cột cờ Hà Nội sừng sững như một minh chứng cho sức mạnh kiên cường của dân tộc qua bao thăng trầm lịch sử.

Được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc.

Được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc.

Di tích Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa.

Di tích Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa.

Không xa khu trung tâm, Phủ Tây Hồ nép mình bên bờ Hồ Tây lộng gió.

Không xa khu trung tâm, Phủ Tây Hồ nép mình bên bờ Hồ Tây lộng gió.

Vừa mang nét linh thiêng vừa có cảnh sắc hữu tình, Phủ Tây Hồ không chỉ là một trong những địa danh nổi tiếng, gắn liền với dấu tích Kinh thành Thăng Long mà còn là chốn bình yên để người dân tìm về cầu mong may mắn và bình an.

Vừa mang nét linh thiêng vừa có cảnh sắc hữu tình, Phủ Tây Hồ không chỉ là một trong những địa danh nổi tiếng, gắn liền với dấu tích Kinh thành Thăng Long mà còn là chốn bình yên để người dân tìm về cầu mong may mắn và bình an.

 Từ Phủ Tây Hồ, men theo những con đường chạy xuống Thụy Khuê, không khó để có thể bắt gặp những cổng làng cổ. Hình ảnh những mái ngói rêu phong, những con ngõ nhỏ, và tiếng gà gáy ban trưa vẫn hiện hữu giữa nhịp sống hiện đại của thành phố.

Từ Phủ Tây Hồ, men theo những con đường chạy xuống Thụy Khuê, không khó để có thể bắt gặp những cổng làng cổ. Hình ảnh những mái ngói rêu phong, những con ngõ nhỏ, và tiếng gà gáy ban trưa vẫn hiện hữu giữa nhịp sống hiện đại của thành phố.

THANH TÙNG (thực hiện)

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/ky-niem-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do/thang-long-ha-noi-dau-tich-xua-nghin-nam-van-hien-797894