Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm giảm gần 13% số vụ tai nạn giao thông

10 năm qua, tình hình ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông đã giảm. Theo thống kê từ năm 2012 đến tháng 6/2022, trung bình mỗi năm số vụ tai nạn giao thông đã giảm được 12,9%, số người chết giảm 5,36% và số người bị thương giảm 18,35%.

Trung bình mỗi năm số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố đã giảm được 12,9%, số người chết giảm 5,36% và số người bị thương giảm 18,35%.

Trung bình mỗi năm số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố đã giảm được 12,9%, số người chết giảm 5,36% và số người bị thương giảm 18,35%.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Tình hình ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông được kéo giảm. Bình quân từ năm 2012 đến tháng 6/2022, trung bình mỗi năm số vụ tai nạn giao thông đã giảm được 12,9%, số người chết giảm 5,36% và số người bị thương giảm 18,35%. Tình hình ùn tắc giao thông được cải thiện thông qua số điểm nguy cơ ùn tắc giao thông giảm dần hàng năm.

Đồng thời, nhiều công trình giao thông trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian qua đã góp phần cải thiện tình hình giao thông trên địa bàn Thành phố như: Đường dẫn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường Phạm Văn Đồng, cầu vượt Quốc lộ 1, Hương lộ 2, đường Võ Chí Công, Đồng Văn Cống, 9 cầu vượt thép trong khu vực nội thành, 3 nút giao khác mức ba tầng…

Mặt khác, các phương án phân luồng, tổ chức giao thông được thực hiện khoa học, đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, nhất là việc tổ chức phân luồng tách biệt giữa dòng xe mô tô và ôtô trên các tuyến Quốc lộ 1, Xa lộ Hà Nội, Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương…

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, giám sát và điều hành giao thông góp phần kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong thời gian qua. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện được đẩy mạnh, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Trước tình hình đó, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị trong thời gian tới, tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại; nâng cao năng lực vận tải; đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường bộ cao tốc, quốc lộ và các tuyến đường đô thị trọng yếu. Ưu tiên xây dựng các tuyến liên kết vùng, tuyến tránh đô thị, các điểm kết nối giao thông vận tải; đẩy mạnh xây dựng các nút giao khác mức.

Đồng thời, hiện đại hóa công tác quản lý khai thác và bảo trì hạ tầng giao thông; tăng cường năng lực của hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu; nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu. Mặt khác, triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố theo lộ trình phù hợp.

Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong hoạt động xây dựng, quản lý khai thác, điều hành giao thông vận tải và công tác xử lý vi phạm trong hoạt động giao thông vận tải. Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Thành Nam

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-moi-nam-giam-gan-13-so-vu-tai-nan-giao-thong-336680.html