THẢO LUẬN TỔ 13: LUẬT HÓA CÁC QUY ĐỊNH PHÙ HỢP, ĐẢM BẢO XỬ LÝ HIỆU QUẢ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Chiều 05/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 13 gồm 04 Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Hậu Giang. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn điều hành nội dung phiên thảo luận.

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm: 13 Chương, 195 Điều. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) giữ nguyên 48 Điều, sửa đổi, bổ sung 144 Điều và bổ sung mới 10 Điều.

Dự thảo Luật có sự kế thừa quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng áp dụng là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Thảo luận tại Tổ 13, đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết phải sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành. Theo đó, việc xây dựng dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về tổ chức tín dụng; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tổ 13.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tổ 13.

Cũng theo các đại biểu, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dung; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Đánh giá Hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị khá công phu, đầy đủ theo danh mục quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu cho rằng, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật cần rà soát một số quy định cụ thể liên quan đến quy định về điều khoản áp dụng, giải thích từ ngữ, về ngân hàng chính sách; Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu;…

Theo đại biểu Lưu Văn Đức, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại Điều 2 (Điều khoản áp dụng), đề nghị cân nhắc, bổ sung quy định áp dụng đối với các tổ chức liên quan đến: tư vấn tài chính, mua bán, xử lý nợ xấu. Vì thực chất các tổ chức này cũng thực hiện một, hoặc một số công đoạn hoạt động của tổ chức tín dụng.

Liên quan đến quy định về giải thích từ ngữ, đại biểu tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị cần bổ sung thêm các khái niệm về: tư vấn tài chính, công ty tư vấn tài chính, xử lý nợ xấu. Theo đại biểu, trong dự thảo Luật mặc dù đã có các nội dung này, nhưng chưa được giải thích, làm rõ.

Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng, Ngân hàng chính sách xã hội là một loại hình Ngân hàng do Nhà nước thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ cho người nghèo và các dối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì vậy, nếu thực hiện xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng áp dụng như các tổ chức tín dụng thương mại trong dự thảo Luật là chưa phù hợp. Do đó, nên giao cho Chính phủ xây dựng cơ chế riêng, đặc thù, phù hợp với đối tượng là hộ nghèo, đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa để thực hiện nội dung này.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm, dự thảo Luật hiện chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu số hóa sản phẩm, dịch vụ, cách thức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng số do việc các quy định hiện tại đang được viết theo hướng đưa các quy trình giấy hiện tại lên phương thức online/điện tử, không phù hợp với công nghệ và số hóa.

Liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, việc xử lý nợ xấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém muốn nhanh chóng và hiệu quả, cần phải đảm bảo được hai yếu tố: có đủ nguồn lực và thời gian xử lý phải nhanh.

Theo đại biểu nếu tiếp tục với các nội dung hiện tại, cơ chế và khung pháp lý xử lý nợ xấu, tổ chức tín dụng yếu kém sẽ không cải thiện được về cơ bản. Do đó, đại biểu đề xuất: trong luật cần có quy định và sau đó Quốc hội, Chính phủ cần có các quyết sách và điều chỉnh các pháp luật liên quan về cơ chế tài chính, nguồn và ngân sách năm; quy định cụ thể pháp điển hóa cơ chế hỗ trợ, chính sách ưu đãi hỗ trợ xử lý nợ xấu; có cơ chế tạo lập và phát triển được thị trường mua bán nợ xấu; cần bổ sung điều cấm và chế tài đối với các hành vi của tổ chức, cá nhân là khách hàng để xảy ra nợ xấu, làm cho việc xử lý nợi xấu bị khó khăn, kéo dài;…

Tham gia thảo luận tại Tổ, có ý kiến đại biểu cũng đề nghị trong dự thảo Luật có nhiều điều giao Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước quy định, hướng dẫn cụ thể. Để dễ theo dõi thực hiện, nên bổ sung 01 điều riêng phần Điều khoản thi hành, quy định nội dung, Điều, khoản nào giao Chính phủ, Điều khoản nào giao Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn.

Cũng tại phiên thảo luận chiều 5/6, các đại biểu còn cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk phát biểu.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk phát biểu.

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước. Theo đó, các ý kiến cho rằng, việc sửa đổi nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Đồng thời, hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân.

Cũng theo các đại biểu, Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, các cơ quan quản lý có liên quan; tham khảo pháp luật và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tài nguyên nước; … Tuy nhiên, để hoàn thiện dự thảo các đại biểu lưu ý, cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu hoàn thiện 1 số nội dung cụ thể đảm bảo tính khả thi, hiệu quả khi dự luật được thông qua.

Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận tại Tổ 13:

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn điều hành nội dung phiên thảo luận.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn điều hành nội dung phiên thảo luận.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tổ 13.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tổ 13.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk phát biểu.

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu.

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Văn Quân - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Văn Quân - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu.

Đại biểu Triệu Quang Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu.

Đại biểu Triệu Quang Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tổ 13.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tổ 13.

Lê Anh - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=76627