Thắp lên ngọn lửa nghĩa tình
Cách nhau hàng nghìn ki lô mét, ở 2 đầu đất nước, nhưng bao năm qua nghĩa tình TP. Hồ Chí Minh - Điện Biên vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai địa phương dày công bồi đắp. Nghĩa tình ấy không chỉ là sẵn sàng chi viện, giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn mà còn thông qua các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, giao lưu văn hóa...

Công trình Nhà Sàn đồng bào ĐiệnBiên tại TP. Thủ Đức, biểu tượng cho tình đoàn kết giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnhĐiện Biên. Ảnh: C.T.V
Những ngày trước tết Nguyên đán2025, người dân bản Háng Lia, xã Keo Lôm, (huyện Điện Biên Đông) hân hoan, phấnkhởi khi đường điện quốc gia được kéo về bản. Có điện lưới quốc gia, bữa cơm đượcnấu bằng thiết bị điện; trẻ em học bài, người già nghe đài, xem ti vi, cuộc sốngcủa người dân bản Háng Lia đã đổi thay.
Được biết, công trình hệ thống điệnsinh hoạt tại bản Háng Lia có tổng mức đầu tư 8,6 tỷ đồng do TP. Hồ Chí Minh hỗtrợ. Công trình hoàn thành đã cấp điện cho 102 hộ gia đình với tổng số gần 600nhân khẩu.
Ông Vàng A Chống, Trưởng bản HángLia chia sẻ: Bản Háng Lia 100% nhân khẩu dân tộc Mông, từng là điểm nóng về matúy (thời cao điểm toàn bản có 36% số hộ có người nghiện ma túy). Được Đảng,Nhà nước quan tâm, cấp ủy và chính quyền địa phương hỗ trợ, số người nghiện matúy, phạm tội liên quan đến ma túy của Háng Lia đã giảm, nhưng đời sống của dânbản còn rất khó khăn vì xa xôi, giao thông cách trở và không có điện. Từ ngàycó điện về bản, người dân Háng Lia như được thắp thêm niềm tin về cuộc sống, đócũng sẽ là động lực để bà con yên tâm sản xuất, cùng nhau vươn lên thoát nghèo.
Không riêng bản Háng Lia, từ nguồn hỗtrợ trị giá 50 tỷ đồng của TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2024 huyện Điện Biên Đôngthực hiện thi công 10 công trình cấp điện lưới quốc gia cho 13 bản thuộc cácxã: Chiềng Sơ, Tìa Dình, Phì Nhừ, Mường Luân, Pu Nhi, Xa Dung, Keo Lôm. Đâycũng là những bản cuối cùng của huyện chưa được đầu tư điện lưới quốc gia.
Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnhMùa A Vảng, nguồn hỗ trợ, ủng hộ của TP. Hồ Chí Minh là món quà ý nghĩa đối vơíngười dân huyện Điện Biên Đông. Nguồn ủng hộ này sẽ góp phần chấm dứt nhữngtháng ngày không có điện lưới quốc gia của nhiều người dân Điện Biên Đông. Vơíkết quả này, Điện Biên Đông là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh hoàn thành chươngtrình xóa bản trắng điện lưới quốc gia, đưa điện về phục vụ đời sống, sản xuấtvà sinh hoạt của nhân dân các dân tộc.
Xác định hỗ trợ Điện Biên phát triểnvừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm, những năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã triểnkhai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, công tác an sinh xã hội, thúc đẩy quảng bá, phát triển du lịch, thu hút đâùtư... Những dấu ấn có thể kể đến, như: hỗ trợ 35 tỷ đồng thực hiện các hạng mụctại Di tích đồi E2; hỗ trợ xây tặng 200 căn nhà tình nghĩa với kinh phí 10 tỷ đồng;trao tặng 70 máy vi tính cho 3 trường học tại huyện Điện Biên, Tuần Giáo và TP.Điện Biên Phủ; hỗ trợ khám, chữa bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hàng trămngười dân xã Phì Nhừ (huyện Điện Biên Đông)...
Xa hơn nữa, cách đây vừa tròn 10năm, nhân sự kiện kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, TP. Hồ Chí Minh đã ủnghộ Điện Biên 30 tỷ đồng để xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Ảng. Côngtrình được đưa vào hoạt động đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh,người bệnh không phải chuyển viện tuyến trên.
Đáp lại những ân tình từ thành phốmang tên Bác, những năm qua tỉnh cũng triển khai nhiều hoạt động bằng tất cảnghĩa tình, tấm lòng và trách nhiệm sẻ chia.
Còn nhớ, năm 2021 khi TP. Hồ ChíMinh trở thành tâm dịch Covid-19, Điện Biên đã cử 3 đoàn công tác với gần 80 y,bác sĩ hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch. Gần 3 tháng thực hiện nhiệm vụ trongmôi trường nhiều khó khăn, vất vả, các y, bác sĩ đã nỗ lực hết mình, tham giatrực tiếp điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân Covid-19, trong đó có nhiều bệnhnhân nặng. Góp phần giảm thiểu số ca lây nhiễm và bệnh nhân tử vong do mắc dịchCovid -19.
Những ngày cuối năm 2024, công trìnhNhà Sàn đồng bào Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, phường An Khánh,TP. Thủ Đức được khánh thành. Đây được coi là công trình không gian văn hóa biêủtượng cho tình đoàn kết giữa TP. Thủ Đức và huyện Điện Biên Đông nói riêng, giưãTP. Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên nói chung. Nhấn mạnh về ý nghĩa, giá trị to lớncủa công trình, tại lễ khánh thành lãnh đạo TP. Thủ Đức khẳng định, biểu tượngNhà Sàn đồng bào Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp sẽ mãi mãi đượcgìn giữ, tiếp tục bồi đắp tình cảm, là địa chỉ quan trọng cho Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đến với TP. Thủ Đức, TP. Hồ ChíMinh và nhân dân miền Nam.
Còn nhiều nữa những dấu ấn là minhchứng cho nghĩa tình giữa thành phố mang tên Bác với Điện Biên mà không thể kểhết. Truyền thống nghĩa tình ấy đã, đang và sẽ luôn được vun đắp bằng những việclàm cụ thể, thiết thực, trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt để đảng bộ, chính quyềnvà nhân dân hai địa phương tiếp tục vun đắp mối quan hệ bền chặt, cùng hướng đếntương lai.
Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/thap-len-ngon-lua-nghia-tinh