Thấy có dấu hiệu này: Cơ thể đang cảnh báo bị đột quỵ nội trong 30 ngày tới, hãy cẩn thận

Đột quỵ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và dễ dàng lấy mạng của con người bất cứ lúc nào nếu không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, trước khi phát bệnh thường sẽ có những dấu hiệu cảnh báo chỉ cần chúng ta lưu ý thật kỹ.

Mệt mỏi

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.

Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thường ngày, bởi lúc nào cũng cảm thấy không còn năng lượng ngay cả với những công việc đơn giản, nhẹ nhàng.

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, có khả năng xảy ra ở cả nam và nữ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong một vài trường hợp trước khi cơn đau tim xuất hiện, nhiều người thường cảm thấy khó chịu ở bụng, thậm chí sưng bụng.

Nguyên nhân là do suy tim thường ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, có cảm giác chán ăn, khó tiêu, hay ợ nóng.

Mất ngủ

Mất ngủ cũng có liên quan đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, thường gặp ở phụ nữ.

Chúng ta thường có cảm giác bứt rứt, khó chịu, hay suy nghĩ, lo lắng và không ngủ được.

Khó thở

Khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm, đặc biệt vào ban đêm khiến bạn phải tỉnh dậy, ngồi dậy là những dấu hiệu ban đầu của bệnh tim.

Giáo sư Nieca Goldberg, Trung tâm y tế NYU Langone ở New York, Mỹ cho biết: “Đôi khi người ta bị một cơn đau tim nhưng không đau ngực hoặc đau kết hợp khó thở. Giống như người bệnh vừa mới chạy marathon ngay cả khi họ không đi lại”.

Trong một cơn đau tim, khó thở thường đi kèm với khó chịu ở ngực.

Khi có những dấu hiệu trên, người gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị chuyên sâu về đột quỵ.

Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách: Để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể; mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh.

Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Vì vậy, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài.

Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng bệnh nhân. Việc quấn vải quanh đũa để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi.

Theo Khỏe và Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thay-co-dau-hieu-nay-co-the-dang-canh-bao-bi-dot-quy-noi-trong-30-ngay-toi-hay-can-than/20230215072810763