Thế giới tuần qua: Chìm trong tiếc thương với sự ra đi của Giáo hoàng

Giáo hoàng Francis qua đời sau một đời phục vụ không mệt mỏi, hàng triệu tín đồ đã tụ tập tại Vatican để tiễn biệt Ngài. Trong khi đó, các cuộc biểu tình, xung đột vẫn tiếp diễn trong tuần qua.

 Những quả pháo tự chế rực sáng bầu trời quanh nhà thờ Panagia Erithiani trong lễ Phục sinh Chính thống giáo Hy Lạp tại làng Vrontados, đảo Chios (Hy Lạp) vào ngày 19/4.

Những quả pháo tự chế rực sáng bầu trời quanh nhà thờ Panagia Erithiani trong lễ Phục sinh Chính thống giáo Hy Lạp tại làng Vrontados, đảo Chios (Hy Lạp) vào ngày 19/4.

 Giáo hoàng Francis ban phép lành truyền thống "Urbi et Orbi" từ ban công Vương cung thánh đường Thánh Peter vào chủ nhật, ngày 20/4. Đây là lần thứ 2 kể từ khi rời bệnh viện hôm 23/3, Giáo hoàng Francis gặp gỡ giới lãnh đạo thế giới và là lần ban phước lành cuối cùng của Đức Giáo hoàng. Ông cũng có cuộc gặp ngắn ngủi với Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại nơi ở cùng ngày. Chỉ một ngày sau, Ngài đã qua đời. Ảnh: CNA.

Giáo hoàng Francis ban phép lành truyền thống "Urbi et Orbi" từ ban công Vương cung thánh đường Thánh Peter vào chủ nhật, ngày 20/4. Đây là lần thứ 2 kể từ khi rời bệnh viện hôm 23/3, Giáo hoàng Francis gặp gỡ giới lãnh đạo thế giới và là lần ban phước lành cuối cùng của Đức Giáo hoàng. Ông cũng có cuộc gặp ngắn ngủi với Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại nơi ở cùng ngày. Chỉ một ngày sau, Ngài đã qua đời. Ảnh: CNA.

 Hồng y Kevin Farrell cùng các quan chức Tòa thánh tuyên bố tin Giáo hoàng Francis đã qua đời vào khoảng 7h35 ngày 21/4 (giờ địa phương) qua video. Theo thông báo từ Cơ quan Y tế Vatican nguyên nhân chính dẫn đến sự qua đời của Giáo hoàng là đột quỵ não nghiêm trọng, gây hôn mê và dẫn tới "suy tuần hoàn không thể hồi phục". Ảnh: Vatican Media.

Hồng y Kevin Farrell cùng các quan chức Tòa thánh tuyên bố tin Giáo hoàng Francis đã qua đời vào khoảng 7h35 ngày 21/4 (giờ địa phương) qua video. Theo thông báo từ Cơ quan Y tế Vatican nguyên nhân chính dẫn đến sự qua đời của Giáo hoàng là đột quỵ não nghiêm trọng, gây hôn mê và dẫn tới "suy tuần hoàn không thể hồi phục". Ảnh: Vatican Media.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump trong sự kiện lăn trứng Phục sinh tại Nhà trắng ngày 21/4. Cũng trong sự kiện, sau khi nghe tin Giáo hoàng qua đời, ông Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu tất cả cờ liên bang và tiểu bang treo rủ để tưởng niệm người mà ông gọi là “một con người tốt” và “người đã yêu thương thế giới”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump trong sự kiện lăn trứng Phục sinh tại Nhà trắng ngày 21/4. Cũng trong sự kiện, sau khi nghe tin Giáo hoàng qua đời, ông Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu tất cả cờ liên bang và tiểu bang treo rủ để tưởng niệm người mà ông gọi là “một con người tốt” và “người đã yêu thương thế giới”.

 Một người hành hương mang thánh giá và rất nhiều tín hữu Công giáo đã tiến vào gần Quảng trường Thánh Peter sau khi Vatican công bố tin Giáo hoàng Francis qua đời vào ngày 21/4.

Một người hành hương mang thánh giá và rất nhiều tín hữu Công giáo đã tiến vào gần Quảng trường Thánh Peter sau khi Vatican công bố tin Giáo hoàng Francis qua đời vào ngày 21/4.

 Thi hài Giáo hoàng Francis được quàn tại Vương cung thánh đường Thánh Peter, Vatican ngày 23/4. Các Hồng y cúi đầu bày tỏ lòng thành kính với Đức Giáo hoàng.

Thi hài Giáo hoàng Francis được quàn tại Vương cung thánh đường Thánh Peter, Vatican ngày 23/4. Các Hồng y cúi đầu bày tỏ lòng thành kính với Đức Giáo hoàng.

 Dòng người xếp hàng dài chờ vào Vương cung thánh đường Thánh Peter, Vatican để tiễn biệt Giáo hoàng Francis lần cuối vào ngày 24/4.

Dòng người xếp hàng dài chờ vào Vương cung thánh đường Thánh Peter, Vatican để tiễn biệt Giáo hoàng Francis lần cuối vào ngày 24/4.

 Ảnh chụp từ trên cao ngày 23/4 cho thấy Diover Jose Millan Leon (góc trên bên trái) cùng các người bị giam giữ tại Cơ sở giam giữ Bluebonnet ở Anson, Texas. Các luật sư đại diện cho người di cư Venezuela đang nỗ lực thuyết phục các thẩm phán trên toàn nước Mỹ yêu cầu chính phủ phải thông báo trước 30 ngày trước khi trục xuất họ theo Đạo luật Kẻ thù Ngoại quốc năm 1798.

Ảnh chụp từ trên cao ngày 23/4 cho thấy Diover Jose Millan Leon (góc trên bên trái) cùng các người bị giam giữ tại Cơ sở giam giữ Bluebonnet ở Anson, Texas. Các luật sư đại diện cho người di cư Venezuela đang nỗ lực thuyết phục các thẩm phán trên toàn nước Mỹ yêu cầu chính phủ phải thông báo trước 30 ngày trước khi trục xuất họ theo Đạo luật Kẻ thù Ngoại quốc năm 1798.

 Ngày 23/4, tại Karnal, bang Haryana (Ấn Độ), các thành viên Hải quân Ấn Độ khiêng quan tài sĩ quan Vinay Narwal, người thiệt mạng trong vụ tấn công nghi do phiến quân gây ra gần Pahalgam, miền Nam Kashmir, miền Bắc Ấn Độ. Vào ngày 22/4, một vụ tấn công khủng bố đã được thực hiện tại khu vực này khiến 26 nạn nhân thiệt mạng và 20 người bị thương, trong đó đa phần là công dân Ấn Độ. Nhân chứng kể lại cảnh tượng kinh hoàng khi các tay súng đã nhắm vào nam giới, nổ súng ở cự ly gần và cáo buộc một số nạn nhân ủng hộ Thủ tướng Narendra Modi.

Ngày 23/4, tại Karnal, bang Haryana (Ấn Độ), các thành viên Hải quân Ấn Độ khiêng quan tài sĩ quan Vinay Narwal, người thiệt mạng trong vụ tấn công nghi do phiến quân gây ra gần Pahalgam, miền Nam Kashmir, miền Bắc Ấn Độ. Vào ngày 22/4, một vụ tấn công khủng bố đã được thực hiện tại khu vực này khiến 26 nạn nhân thiệt mạng và 20 người bị thương, trong đó đa phần là công dân Ấn Độ. Nhân chứng kể lại cảnh tượng kinh hoàng khi các tay súng đã nhắm vào nam giới, nổ súng ở cự ly gần và cáo buộc một số nạn nhân ủng hộ Thủ tướng Narendra Modi.

 Lực lượng an ninh Ấn Độ túc trực bên hồ Dal vào ngày 25/4, sau khi một vụ tấn công nghi do phiến quân thực hiện gần khu vực Pahalgam ở miền nam Kashmir, miền Bắc Ấn Độ. Sau vụ việc, Ấn Độ ngay lập tức quy trách nhiệm cho Pakistan, hạ cấp quan hệ song phương và đình chỉ tham gia hiệp ước chia sẻ nguồn nước quan trọng. Pakistan phủ nhận có liên quan và cảnh báo rằng mọi nỗ lực ngăn hoặc chuyển hướng nguồn nước thuộc về Pakistan sẽ bị coi là hành động chiến tranh.

Lực lượng an ninh Ấn Độ túc trực bên hồ Dal vào ngày 25/4, sau khi một vụ tấn công nghi do phiến quân thực hiện gần khu vực Pahalgam ở miền nam Kashmir, miền Bắc Ấn Độ. Sau vụ việc, Ấn Độ ngay lập tức quy trách nhiệm cho Pakistan, hạ cấp quan hệ song phương và đình chỉ tham gia hiệp ước chia sẻ nguồn nước quan trọng. Pakistan phủ nhận có liên quan và cảnh báo rằng mọi nỗ lực ngăn hoặc chuyển hướng nguồn nước thuộc về Pakistan sẽ bị coi là hành động chiến tranh.

Phương Linh

Ảnh: Reuters

Nguồn Znews: https://znews.vn/the-gioi-tuan-qua-chim-trong-tiec-thuong-voi-su-ra-di-cua-giao-hoang-post1549044.html