Ngày 8/9, nước Anh chìm trong buồn thương khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, hàng trăm người mang theo hoa, nến tới Cung điện Buckingham tưởng nhớ bà. (Nguồn: Reuters)
Những tấm bảng tưởng niệm Nữ hoàng Elizabeth II xuất hiện ở Belfast, Bắc Ireland. (Nguồn: Reuters)
Hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II của Anh được chiếu sáng trên cánh buồm của Nhà hát Opera Sydney, Australia. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Australia Anthony Albanese ký sổ chia buồn với nước Anh tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra. (Nguồn: AAP)
Người đàn ông thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Anh ở Berlin, Đức. (Nguồn: EPA)
Tác phẩm điêu khắc Nữ hoàng Elizabeth II trên cát của nghệ sĩ tạo hình cát người Ấn Độ Sudarsan Pattnaik và các học sinh của ông trên một bãi biển ở Puri, Odisha, Ấn Độ. (Nguồn: Reuters)
Quốc kỳ Anh treo nửa cột trên nóc dinh thự của Cao ủy Anh ở New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: Reuters)
Người dân đặt hoa bên ngoài Đại sứ quán Anh ở Washington DC, Mỹ. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sổ tang chia buồn tại Đại sứ quán Anh ở Washington. (Nguồn: Reuters)
Tòa nhà Empire State ở Manhattan, New York, được thắp sáng bằng màu tím để tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II. (Nguồn: Reuters)
Bức ảnh Nữ hoàng được chiếu trên màn hình ngoài trời tại Nasdaq MarketSite ở quảng trường Thời đại, New York, Mỹ. (Nguồn: The Guardian)
Khoảnh khắc mặc niệm Nữ hoàng Elizabeth II trước khi diễn ra trận bán kết dành cho nữ vào ngày thứ 11 của giải quần vợt US Open 2022 tại USTA Billie Jean King Tennis Center. (Nguồn: Reuters)
Quốc kỳ của Na Uy treo ở nửa cột cờ tại Cung điện Hoàng gia ở Oslo. (Nguồn: Reuters)
Những bông hoa đặt cạnh ảnh Nữ hoàng bên ngoài Tổng lãnh sự quán Anh tại Hong Kong, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)
Nhân viên bảo tàng tượng sáp Anson Toh đặt thông báo Nữ hoàng Elizabeth II qua đời bên cạnh các mô hình tượng sáp của bà và chồng bà, Hoàng thân Philip, ở Shah Alam, Malaysia. (Nguồn: Reuters)
Tượng Chúa cứu thế được chiếu sáng với màu cờ Union Jack (quốc kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) tại Rio de Janeiro, Brazil. Chính phủ Brazil ra sắc lệnh để tang 3 ngày. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo ghi sổ tang tại Đại sứ quán Anh ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters)
Quốc kỳ Sri Lanka bay trên nửa cột cờ tại quảng trường cờ Galle Face ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Reuters)
Quốc kỳ Nhật Bản tại dinh thự chính thức của Thủ tướng Kishida Funio ở Tokyo cũng được treo ở nửa cột cờ để tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II. (Nguồn: Reuters)
Những bông hoa được đặt bên ngoài Đại sứ quán Anh ở Rome, Italy. (Nguồn: Reuters)
Vòng hoa tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II tại Đại sứ quán Anh ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cùng gia đình ký sổ tang tại tư dinh của Đại sứ Anh ở thành phố Makati, Philippines. (Nguồn: Reuters)
Bảng quảng cáo có hình Nữ hoàng Elizabeth II ở Toronto, Ontario, Canada. (Nguồn: Reuters)
Quốc kỳ Canada được treo nửa cột trên Tháp Hòa bình tại Tòa nhà Quốc hội ở Ottawa, Ontario, Canada. (Nguồn: Reuters)
Một tòa nhà đô thị gần quảng trường Rabin ở Tel Aviv, Israel, được chiếu sáng với lá cờ Union Jack. (Nguồn: Reuters)
Bức tường tại Thành phố Cổ của Jerusalem được chiếu sáng với hình lá cờ Vương quốc Anh. (Nguồn: Reuters)
Lá cờ Union Jack bay ở nửa cột cờ trên đường Promenade des Anglais, Nice, Pháp. (Nguồn: Reuters)
Trước sự mất mát to lớn của nước Anh, ngày 9/9: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chia buồn đến Nhà vua Charles III; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Anh Elizabeth Truss; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chia buồn đến Chủ tịch Thượng viện Anh John McFall và Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle.
(theo Reuters)
Kha Ninh