Thí nghiệm ngưng tắm

Bác sĩ James Hamblin - giảng viên tại Trường Y tế Công cộng Yale, Đại học Yale - đã quyết định ngừng tắm gội để xem điều gì sẽ xảy ra.

 Mỗi người dành trọn vẹn 2 năm cuộc đời chỉ để tắm. Ảnh: CNN.

Mỗi người dành trọn vẹn 2 năm cuộc đời chỉ để tắm. Ảnh: CNN.

Bác sĩ Hamblin cho biết mỗi người dành trọn vẹn 2 năm cuộc đời chỉ để tắm, tương đương với 12.167 giờ.

“Không chỉ lãng phí nước và thời gian, chúng ta còn đang lãng phí tiền bạc cho hóa mỹ phẩm như xà phòng, dầu gội đầu và kem dưỡng. Điều đó có thực sự cần thiết hay không”, vị bác sĩ đặt ra câu hỏi trong bài viết trên The Atlantic.

Thí nghiệm thôi tắm

Bác sĩ Hamblin quyết định ngừng tắm gội, bắt đầu bỏ dần các thủ tục vệ sinh cá nhân. Đầu tiên, anh tắm rửa 3 ngày/lần, ít sử dụng xà phòng, dầu gội và chất khử mùi. Sau đó, anh ngừng hẳn việc này.

Tuy nhiên, anh vẫn rửa tay để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, rửa mặt khi trông thấy bẩn và lau sạch người sau khi chơi thể thao.

 Sau khi đã thích nghi với việc không tắm rửa, cơ thể James Hamblin dường như không có mùi khó chịu. Ảnh: New York Post.

Sau khi đã thích nghi với việc không tắm rửa, cơ thể James Hamblin dường như không có mùi khó chịu. Ảnh: New York Post.

Vị bác sĩ mô tả thời gian đầu, trông anh như một con thú nhờn hôi hám, nhất là khi anh không dùng sản phẩm khử mùi. Tuy nhiên, sau khi đã thích nghi với việc không tắm rửa, cơ thể Hamblin dường như không có mùi khó chịu, đúng hơn, có mùi như một con người thực sự.

“Mọi thứ đều ổn. Tôi thức dậy, không cần tắm gội và chỉ mất vài phút trước khi ra khỏi nhà. Trước đây, tôi vẫn ngửi thấy mùi cơ thể sau một ngày dài hoặc khi tập luyện thể thao, nhưng giờ thì không. Tôi cũng nhờ bạn bè ngửi và họ khẳng định không có mùi”, Hamblin nói.

Theo Hamblin, mùi cơ thể thực chất là sản phẩm của rất nhiều vi khuẩn sinh sống ở vùng da nơi mồ hôi tiết ra. Thông thường, mọi người sẽ tắm để rửa sạch chúng, hoặc dùng sản phẩm khử mùi để giết chết vi sinh vật trên da. Khi bạn không làm hai điều này, cơ thể sẽ bốc mùi.

Nhưng sự thật đã cho thấy mùi cơ thể chỉ tồn tại trong khoảng thời gian đầu, lâu dần, khi cơ thể đạt đến trạng thái ổn định, bạn sẽ không còn thấy mùi hôi nữa.

“Bằng chứng về lợi ích sức khỏe khi không tắm gội còn khá hạn chế. Điều nhìn thấy rõ nhất là bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và một khoản tiền cho dầu gội, sữa tắm. Nếu bạn lựa chọn một lối sống không tắm gội, bạn chắc chắn phải cách ly với mọi người trong một thời gian và tham khảo ý kiến từ chuyên gia”, Hamblin nói.

Sau đó, ông viết cuốn sách "Clean: The New Science of Skin and the Beauty of Doing Less".

"Thực hành vệ sinh là một trong những lãnh địa cuối cùng mà mọi người (không dám) gọi nhau ghê tởm", ông nói với CNN. "Chúng ta đã có nhiều bước tiến trong nhiều việc, nhưng đó vẫn là một lãnh đại của sự phán xét ngoan cố, và chúng ta phải xem xét chúng".

Câu hỏi là việc phán xét người không tắm có phải hiển nhiên không?

Lịch sử phức tạp của tắm rửa

Không ai thoát khỏi sự phán xét đó cả. Hai người nổi tiếng Mila Kunis and Ashton Kutcher lên khắp các trang báo sau khi thừa nhận họ dễ dãi với việc con cái lười tắm.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng tắm rửa là một thực hành hiện đại. Theo Gallup, vào năm 1950, không tới 30% người Mỹ tắm ít nhất 1 lần trong 1 ngày vào mùa đông.

Theo Katherine Ashenburg, tác giả cuốn sách “The Dirt on Clean: An Unsanitized History", con người có một lịch sử đầy phức tạp với việc tắm rửa. Người La Mã cổ đại rất thích tắm và tắm nó mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi triều đại La Mã sụp đổ, con người không còn được tiếp cận tới nguồn nước sạch nhiều, việc tắm bị gián đoạn. Họ tắm ít hơn và không có chuyện gì xảy ra.

Khi đại diện Cái chết Đen tràn đến châu Âu vào thế kỷ 14, Katherine nói rằng các bác sĩ tin rằng càng tắm thi càng dễ nhiễm bệnh, vì "nước nóng lam nở lỗ chân lông, và bệnh tật tràn vào qua đó".

Vua Louis XIV của Pháp nổi tiếng là người gần như không tắm. Nhưng ông thay áo vài lần mỗi ngày, theo CNN.

Theo thời gian, quan điểm của nhân loại về sự tắm thay đổi vì họ đã biết thêm nhiều về vi trùng. Họ cũng tiếp cận dễ dàng hơn với nước sạch, xà phòng và các phòng tắm. Việc tắm trở nên phổ biến, nó giúp loại bỏ virus.

Tuy nhiên, marketing cũng đóng vai trò quan trọng. Khắp nơi nơi người ta quảng cáo các sản phẩm làm sạch. Đó là một thị trường tỷ đô.

Dù vậy, nhiều chuyên gia y tế tin rằng tắm nhiều quá không tốt. Bạn sẽ khỏe mạnh hơn với một ít vi trùng.

Ngọc Bích

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/thi-nghiem-ngung-tam-post1363249.html