Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán có phiên giao dịch đầy hứng khởi
VN-Index áp sát 1.080 điểm; Loạt diễn biến bất ngờ làm nóng mùa đại hội đồng cổ đông ngân hàng; Nóng cuộc đua thị phần công ty chứng khoán; Chờ khơi thông dòng vốn; Bên mua chiếm ưu thế; OPEC bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng trước thềm cuộc họp…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 3/4 tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày đã tăng 150.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,45 – 67,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 10,8 USD xuống 1.969,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp xuống 1.950 USD nhưng đã hồi phục dần ở vùng này và leo lên 1.970 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,50 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 3/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.600 đồng/USD, không đổi so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.310 – 23.650 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 28.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã để thủng mốc 2.800 USD, trước khi bật lên trên 28.300 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 3,98 USD (+5,26%), lên 79,65 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 4,06 USD (+5,08%), lên 83,95 USD/thùng.
VN-Index tăng vọt
Thị trường tiếp tục tiến bước khá ấn tượng lên trên vùng 1.075 điểm nhờ dòng tiền khá sôi động từ sớm với lực cầu khá tốt và lan tỏa và điểm nhấn thuộc về nhóm động sản với sự dẫn dắt của VIC.
Dù áp lực bán có dấu hiệu gia tăng khiến VN-Index rơi xuống dưới 1.070 điểm, nhưng lực cầu mua dần trở lại mạnh mẽ giúp chỉ số đóng cửa tăng áp sát mốc 1.080 điểm, mức giá cao nhất ngày. Đặc biệt là thanh khoản tăng vọt, xác lập phiên cao thứ 2 kể từ đầu năm 2023.
Nhiều mã về mặt kỹ thuật tạo đã tạo mẫu hình break, điều này sẽ giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào nhịp tăng của thị trường có thể sẽ còn được kéo dài.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,5 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 293,17 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 3/4: VN-Index tăng 11,64 điểm (+1,38%), lên 1.079,28 điểm; HNX-Index tăng 2,98 điểm (+1,44%), lên 210,48 điểm; UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (+0,67%), lên 77,28 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng trong phiên thứ Sáu (31/3), khi chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo.
Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE) không bao gồm chi phí năng lượng và thực phẩm, tăng 0,3% trong tháng 2, thấp hơn dự báo tăng 0,4% từ cuộc thăm dò của Dow Jones.
Tính trong tháng 3, S&P 500 và Nasdaq tăng tương ứng 3,51% và 6,69%. Dow Jones tăng 1,89%.
Nhóm cổ phiếu công nghệ là nhóm thắng lớn trong tháng này khi nhà đầu tư rút khỏi lĩnh vực tài chính. Chứng chỉ quỹ Technology Select SPDR ETF tăng 10% trong tháng 3.
Cả quý I này, S&P 500 và Nasdaq tăng tương ứng 7,03% và 16,77%, Dow Jones tăng 0,38%.
Kết thúc phiên 31/3, chỉ số Dow Jones tăng 415,12 điểm (+1,26%), lên 33.274,15 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 58,48 điểm (+1,44%), lên 4.109,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 208,43 điểm (+1,74%), lên 12.221,91 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, được củng cố bởi đà tăng của các cổ phiếu liên quan đến năng lượng sau khi giá dầu tăng vọt do OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,52% lên 28.188,15 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,71% lên 2.017,68 điểm.
Nhóm cổ phiếu năng lượng tăng 4,97% để dẫn đầu mức tăng trong 33 chỉ số phụ ngành của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, sau khi giá dầu tăng khoảng 5 USD một thùng, bị tác động bởi thông báo bất ngờ của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng.
Nhóm lọc dầu cũng hưởng lợi và tăng 3,67%, với Inpex tăng 5,51% và Eneos Holdings tăng 3,25%.
Trong khi đó, các công ty lớn liên quan đến chip giảm, hạn chế mức tăng của Nikkei 225, với Advantest mất 4,23%. Tokyo Electron mất 2,06% và Screen Holdings giảm 3,09%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, được nâng đỡ bởi nhóm cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản và các công ty công nghệ.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,72% lên 3.296,40 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,98% lên 4.090,57 điểm.
Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản tăng 2,2% và cổ phiếu tài chính tăng 1,7%, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy giá nhà mới tại 100 thành phố của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất trong 9 tháng vào tháng 3, nhờ các biện pháp hỗ trợ của chính phủ đã giúp thúc đẩy nhu cầu ở các khu vực lớn và trung bình.
Cổ phiếu công nghệ thông tin và truyền thông lần lượt tăng 4,3% và 5,2% để vượt trội so với các lĩnh vực khác, trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ và truyền thông tăng mạnh, nhờ sự ra mắt ChatGPT của Microsoft.
Chứng khoán Hồng Kông gần như đi ngang, sau khi OPEC + cắt giảm sản lượng bất ngờ làm tăng thêm lo ngại về lạm phát toàn cầu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,04% lên 20.409,18 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,41% xuống 6.940,45 điểm.
Cổ phiếu các công ty năng lượng niêm yết tại Hồng Kông tăng 0,7% khi giá dầu tăng vọt.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do quyết định cắt giảm sản lượng dầu bất ngờ của OPEC+ làm dấy lên lo ngại về lạm phát.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI đóng cửa giảm 4,52 điểm, tương đương 0,18% xuống 2.472,34 điểm.
Các nhà sản xuất chip Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 1,41% và 1,58%. Cổ phiếu nền tảng trực tuyến Naver và Kakao lần lượt giảm 1,88% và 1,47%.
Các nhà sản xuất pin đã tăng sau khi Mỹ công bố các quy định về thuế xe điện chặt chẽ hơn vào thứ Sáu tuần trước. LG Energy Solution tăng 0,34%, Samsung SDI tăng 1,36% và SK Innovation tăng 0,39%.
Kết thúc phiên 3/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 146,67 điểm (+0,52%), lên 28.188,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 23,54 điểm (+0,72%), lên 3.296,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 9,07 điểm (+0,04%), lên 20.409,18 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 4,52 điểm (-0,18%), xuống 2.472,34 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Loạt diễn biến bất ngờ làm nóng mùa đại hội đồng cổ đông ngân hàng
Cao điểm mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay của ngân hàng sẽ diễn ra từ cuối tuần này..>> Chi tiết
- Nóng cuộc đua thị phần công ty chứng khoán
Thị trường lạnh nhưng các CTCK vẫn phả hơi nóng hầm hập vào cuộc đua thị phần. Những thông điệp qua ĐHĐCĐ đã phần nào thể hiện...>> Chi tiết
- Chờ khơi thông dòng vốn
Phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường thể hiện sự hứng khởi khi thông tin cuộc họp báo quý I của Ngân hàng Nhà nước được cập nhật trên các room chứng khoán. Cuối ngày, đã có một loạt các quyết định của Ngân hàng Nhà nước về các mức lãi suất mới..>> Chi tiết
- Bên mua chiếm ưu thế
Dòng tiền thận trọng khi VN-Index tiếp cận ngưỡng kháng cự 1.065 điểm, nhưng bên mua vẫn đang chiếm ưu thế, giúp chỉ số chấm dứt 5 tuần có diễn biến tích lũy..>> Chi tiết
- OPEC bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng trước thềm cuộc họp
Hôm Chủ nhật (2/4), Ả Rập Xê Út và các nhà xuất khẩu dầu khác đã bất ngờ thông báo cắt giảm tổng cộng tới 1,15 triệu thùng/ngày từ tháng 5 cho đến cuối năm, đây là một động thái có tiếp tục thúc đẩy giá dầu tăng trở lại..>> Chi tiết