Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán lại có diễn biến bất ngờ

VN-Index lên trên 1.100 điểm; Kích cầu tín dụng: Ngân hàng than 'một tay vỗ không lên tiếng'; Đồng USD hướng tới tháng giảm mạnh nhất trong 1 năm; Doanh nghiệp niêm yết tăng tốc phát hành thêm; OPEC+ đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 1/11 giảm 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 72,30 – 73,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 6,9 USD xuống 2.035,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên gần 2.050 USD USD trước khi lùi về gần 2.040 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,45 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.932 đồng/USD, tăng 41 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.040 – 24.385 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng ở gần 37.700 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục tăng và lên trên 38.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,12 USD (+0,16%), lên 76,08 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,07 USD (+0,09%), lên 80,83 USD/thùng.

VN-Index đảo chiều tăng

Nỗ lực lấy lại mốc 1.100 điểm bất thành sau hơn 30 phút mở cửa đã khiến thị trường dần đuối sức và chuyển qua trạng thái rung lắc rồi điều chỉnh nhẹ khi tạm dừng phiên sáng.

Giao dịch ảm đạm vẫn tiếp diễn khi thị trường bước sang phiên chiều. Đà giảm nhẹ duy trì trong khoảng 1 giờ giao dịch và kịch bản cũ một lần nữa được tái hiện sau thời điểm 14h.

Lực cầu gia tăng mạnh đã giúp thị trường bật hồi thành công. Chỉ số VN-Index dần tịnh tiến và đã “gỡ” lại mốc 1.100 điểm vừa để mất trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 30/11).

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,75 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 319,84 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 1/12: VN-Index tăng 8,03 điểm (+0,73%), lên 1.102,16 mã giảm; HNX-Index tăng 0,11 điểm (+0,05%), lên 226,26 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,23%), lên 85,19 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên thứ Năm (30/11) và khép lại tháng bứt phá mạnh nhất kể từ tháng 10/2022.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm, từng vượt mốc 5% trong tháng trước, đã giảm mạnh trong tháng 11 khi lạm phát hạ nhiệt, qua đó góp phần thúc đẩy nhà đầu tư mua vào cổ phiếu.

Trong tháng 11, Dow Jones tăng 8,9%, chỉ số S&P 500 cũng tăng 8,9%, trong khi Nasdaq Composite vọt 10,7%.

Kết thúc phiên 30/11: Chỉ số Dow Jones tăng 520,47 điểm (+1,47%), lên 35.950,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 17,22 điểm (+0,38%), lên 4.567,80 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 32,27 điểm (-0,23%), xuống 14.226,22 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, do cổ phiếu công nghệ suy yếu do lợi suất trái phiếu tăng, sau khi dữ liệu kinh tế cung cấp thêm manh mối rằng Fed có thể chấm dứt việc tăng lãi suất.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,17% xuống 33.431,51 điểm và mất 0,58% trong tuần này. Chỉ số Topix tăng 0,32% lên 2.382,52 điểm, nhưng giảm 0,35% trong tuần.

Công nghệ là lĩnh vực duy nhất giảm trong chỉ số Nikkei 225, do có xu hướng sử dụng đòn bẩy cao, khiến họ nhạy cảm với những thay đổi về lãi suất.

Theo đó, lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản tăng 3,5 điểm cơ bản lên 0,705% vào thứ Sáu.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ về cuối phiên một báo cáo rằng một tổ chức nhà nước đã mua vào các ETF, trong nỗ lực chính sách mới nhất để thúc đẩy thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,06% lên 3.031,64 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,38% xuống 3.482,88 điểm và giảm 2,1% trong tháng 11.

Đà tăng đột ngột về cuối phiên diễn ra sau khi Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc báo cáo một tổ chức đã mua ETF có tỷ trọng cơ bản chủ yếu là cổ phiếu A do các doanh nghiệp nhà nước trung ương phát hành.

Việc mua ETF được cho là một động thái định hướng chính sách để hỗ trợ thị trường khi các nhà đầu tư đứng ngoài và do dự trong việc ổn định vị thế vào cuối năm nay", Shen Meng, giám đốc của Chanson &Co có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết. Tuy nhiên, ông Shen nói thêm rằng, nâng đỡ thị trường theo cách này "không có khả năng mang lại bất kỳ sự thúc đẩy dài hạn nào”.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong gần 13 tháng sau khi JPMorgan và HSBC dự đoán một năm gập ghềnh khác ở phía trước.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,25% xuống 16.830,30 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 10/11 năm ngoái. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,64% xuống 5.76173 điểm.

"Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn" ở Trung Quốc do các vấn đề xung quanh lĩnh vực bất động sản, nợ chính quyền địa phương, nợ xấu của các ngân hàng và niềm tin của khu vực tư nhân, điều đó có nghĩa là thị trường chứng khoán không thể sớm xoay chuyển tình thế, JPMorgan và HSBC cho biết:

Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước cuộc họp về lãi suất của ngân hàng trung ương trong tuần này.

Đóng cửa, chỉ số Kospi giảm 1,95 điểm, tương đương 0,08% xuống 2.519,81 điểm.

Các chuyên gia lưu ý rằng các nhà đầu tư đang đứng ngoài thị trường cho đến khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc quyết định về lãi suất cơ bản và dữ liệu lạm phát chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ cho tháng 10, cả hai đều dự kiến có thông báo vào thứ Năm.

Kết thúc phiên 1/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 55,38 điểm (-0,17%), xuống 33.431,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tang 1,96 điểm (+0,06%), lên 3.031,64 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 212,58 điểm (-1,25%), xuống 16.830,30 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 30,28 điểm (-1,19%), xuống 2.505,01 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Kích cầu tín dụng: Ngân hàng than “một tay vỗ không lên tiếng”

Phát biểu tại cuộc họp về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023 với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, nhiều ngân hàng thương mại cho biết tín dụng tăng chậm không phải do chính sách điều hành hay do thiếu room..>>Chi tiết

- Đồng USD hướng tới tháng giảm mạnh nhất trong 1 năm

Chỉ số đồng USD - thước đo biến động của đồng USD so với rổ tiền tệ chủ chốt - giảm 0,058% xuống 102,74, gần chạm mức 102,46, mức thấp nhất kể từ ngày 10/8 ghi nhận vào phiên trước đó..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp niêm yết tăng tốc phát hành thêm

Chào bán chứng khoán để gia tăng vốn chủ, có dòng tiền phục vụ hoạt động thâu tóm doanh nghiệp, dự án là phương thức được nhiều doanh nghiệp niêm yết sử dụng..>> Chi tiết

- OPEC+ đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện

Hôm thứ Năm (30/12), OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện với tổng cộng khoảng 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào đầu năm 2024..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-tai-chinh-24h-chung-khoan-lai-co-dien-bien-bat-ngo-post334905.html