Thị trường tài chính 24h: Khó khăn khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu thép
VN-Index không đổi; Nhiều ngân hàng báo lãi từ chứng khoán đầu tư; Cổ phiếu thép không còn rẻ; Chưa xuất hiện dấu hiệu phân phối đỉnh; Margin về gần đỉnh; Tập đoàn Evergrande bị yêu cầu thanh lý sau khi không đạt được thỏa thuận tái cơ cấu nợ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 29/1 không đổi so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 74,30 – 76,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 2,4 USD lên 2.018,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên gần 2.035 USD trước khi giảm nhẹ về dưới 2.030 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,59 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.036 đồng/USD, không đổi so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.375 – 24.715 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 42.300 USD/BTC thì sang phiên hôm nay đã giằng co quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,27 USD (-0,35%), xuống 77,74 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,23 USD (-0,28%), xuống 83,32 USD/thùng.
VN-Index gần như không đổi
Thị trường sớm bật tăng từ sớm và chạm mốc 1.180 điểm với thanh khoản được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, áp lực bán lan rộng về cuối phiên, đặc biệt là nhóm bluechip, cũng như những nhóm ngành lớn bank – chứng – thép đồng loạt yếu đi khá nhanh đã khiến VN-Index dần hạ độ cao và đóng cửa tăng không đáng kể.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3,45 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 169,1 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 29/1: VN-Index tăng 0,02 điểm lên 1.175,69 điểm; HNX-Index giảm 0,38 điểm (-0,17%), xuống 229,05 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,11%), xuống 87,6 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ phân hóa nhẹ trong phiên thứ Sáu (26/1), khi dữ liệu lạm phát được công bố đúng như dự báo,
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 12 đã tăng 0,2% và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với dự báo tăng tương ứng là 0,2% và 3%.
Số liệu PCE được công bố một ngày sau khi dữ liệu GDP cho thấy mức tăng trưởng kinh tế cao hơn dự kiến trong quý IV/2023. Điều đó củng cố hy vọng của nhà đầu tư rằng nền kinh tế đã tránh được suy thoái nặng nề.
Trong tuần, Dow Jones tăng 0,7%, S&P 500 tăng 1,1%, còn Nasdaq Composite tăng 0,9%.
Kết thúc phiên 26/1: Chỉ số Dow Jones tăng 60,30 điểm (+0,16%), lên 38.109,43 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,19 điểm (-0,06%), xuống 4.890,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 55,13 điểm (-0,16%), xuống 15.455,36 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng khi giá dầu tăng vọt thúc đẩy các cổ phiếu liên quan đến năng lượng, trong khi đồng yên yếu hơn cũng thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,77% lên 36.026,94 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,27% lên 2529,48 điểm.
Các cổ phiếu liên quan đến năng lượng dẫn đầu mức tăng khi giá dầu tăng vọt sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào lực lượng Mỹ ở Jordan làm tăng thêm lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.
Trong đó, nhà sản xuất dầu khí Inpex Corp tăng 4,11% để trở thành cổ phiếu tăng tốt thứ ba trên Nikkei 225.
Trong khi đó, đồng yên yếu hơn đã hỗ trợ các nhà xuất khẩu, với Honda Motor và Toyota Motor tăng mạnh nhất trong số 30 cổ phiếu trong Topix, lần lượt tăng 3,85% và 3,15%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, bất chấp các hạn chế mới của chính phủ đối với việc bán khống.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,92% xuống 2.883,36 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,90% xuống 3.30396 điểm.
Hôm Chủ nhật, cơ quan giám sát chứng khoán của Trung Quốc cho biết họ sẽ đình chỉ việc cho vay ngắn hạn cổ phiếu để bán khống bắt đầu từ thứ Hai. Cơ quan quản lý cũng sẽ làm chậm quá trình cho vay cổ phiếu trên thị trường tái cấp vốn chứng khoán từ ngày 18/3.
Yang Delong, nhà kinh tế trưởng tại First Seafront Fund Management Co, cho biết các biện pháp này sẽ "làm suy yếu những người bán khống và tăng cường hỗ trợ cho thị trường".
Nhưng Yuan Yuwei, nhà quản lý quỹ phòng hộ tại Water Wisdom Asset Management, nói rằng bán khống thực sự giúp kiềm chế biến động giá và các biện pháp mới "không thay đổi các nguyên tắc cơ bản của thị trường”.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu dầu mỏ, khi giá dầu thô tăng cao.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,78% lên 16.077,24 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,91% lên 5.408,93 điểm.
Cổ phiếu của các đại gia dầu mỏ Trung Quốc bao gồm Sinopec, CNOOC và PetroChina tăng khi giá dầu tăng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông.
Trong khi đó, một chỉ số theo dõi các nhà phát triển bất động sản Đại lục tăng 0,9%, sau khi tòa án Hồng Kông đã ra phán quyết thanh lý nhà phát triển bất động sản China Evergrande Group sau khi không thể đạt được thỏa thuận tái cơ cấu với các chủ nợ.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi các cổ phiếu lớn nhích lên nhờ dòng tiền nước ngoài tiếp tục mạnh.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI đóng cửa tăng 22,09 điểm, tương đương 0,89%, lên 2.500,65 điểm
Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 1,36%, trong khi các nhà sản xuất pin Samsung SDI và SK Innovation lần lượt tăng 5,13% và 3,89%.
Hyundai Motor và nhà sản xuất ô tô anh em Kia Corp tăng lần lượt 4,43% và 5,83%, trong khi nhà sản xuất dược phẩm sinh học Samsung Biologics tăng 3,49%.
Kết thúc phiên 29/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 275,87 điểm (+0,77%), lên 36.026,94 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 26,87 điểm (-0,92%), xuống 2.883,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 125,01 điểm (+0,78%), lên 16.077,24 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 22,09 điểm (+0,89%), lên 2.500,65 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhiều ngân hàng báo lãi từ chứng khoán đầu tư
Trái ngược các quý trước “lỗ đậm” từ hoạt động chứng khoán đầu tư, trong quý IV/2023, không ít ngân hàng đã ghi nhận khoản lãi từ mảng này và lũy kế cả năm đạt đến hàng nghìn tỷ đồng..>> Chi tiết
- Cổ phiếu thép không còn rẻ
Việc đang ở mức định giá quá cao gây khó khăn khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu thép ở thời điểm hiện tại..>> Chi tiết
- Chưa xuất hiện dấu hiệu phân phối đỉnh
VN-Index vừa có tuần điều chỉnh khá nhẹ nhàng, việc tăng rướn lên trong bối cảnh dòng tiền yếu như thế này cũng không phải là tín hiệu tốt..>> Chi tiết
- Margin về gần đỉnh
Dư nợ cho vay ký quỹ (margin) của các công ty chứng khoán đang tiệm cận vùng đỉnh lịch sử hồi cuối năm 2021, đầu năm 2022, dù chỉ số VN-Index vẫn cách xa đỉnh cũ rất nhiều..>> Chi tiết
- Tập đoàn Evergrande bị yêu cầu thanh lý sau khi không đạt được thỏa thuận tái cơ cấu nợ
Hôm thứ Hai (29/1), một tòa án ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã ra lệnh thanh lý nhà phát triển bất động sản China Evergrande Group sau khi không thể đạt được thỏa thuận tái cơ cấu với các chủ nợ..>> Chi tiết