Thích thú lễ hội 'đút cốm dẹp' của đồng bào Khmer

Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễ cúng trăng hay lễ 'đút cốm dẹp'. Đây là một trong những lễ hội dân gian có từ rất lâu đời, đến nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam Bộ.

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer, thần Mặt Trăng được xem là vị thần quan trọng nên được mỗi gia đình, mỗi Phum Sróc và cộng đồng người Khmer suy tôn và thờ cúng.

Từ xưa, hàng tháng cứ vào ngày trăng tròn - ngày Rằm, người Khmer đều tổ chức lễ cúng trăng tại nhà, cầu cho vị thần này bảo hộ mùa màng để lúa thóc đầy bồ.

Ngày nay, lễ hội Ok Om Bok được tổ chức vào đêm 15/10 âm lịch khi trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ.

Lễ hội Ok Om Bok, còn gọi là lễ cúng trăng hay lễ "đút cốm dẹp". Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ cúng ông bà Sene Dolta của đồng bào Khmer.

Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt Trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm.

Thần Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, họ lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng.

Các lễ vật cung tiến khá đơn giản, gần gũi, chủ yếu là sản vật do bà con vun trồng, cấy hái được như: khoai môn, khoai mì, trái dừa tươi, chuối, các loại bánh làm từ bột. Đặc biệt, lễ vật dâng cúng bắt buộc phải có cốm dẹp.

Các lễ vật cung tiến khá đơn giản, gần gũi, chủ yếu là sản vật do bà con vun trồng, cấy hái được như: khoai môn, khoai mì, trái dừa tươi, chuối, các loại bánh làm từ bột. Đặc biệt, lễ vật dâng cúng bắt buộc phải có cốm dẹp.

Cốm dẹp là loại cốm được bà con Khmer dùng hạt nếp vừa chín tới rang rồi quết dẹp.

Cốm dẹp là loại cốm được bà con Khmer dùng hạt nếp vừa chín tới rang rồi quết dẹp.

Bên cạnh cốm dẹp thì trong lễ cúng trăng còn có chuối, dừa, khoai lang, khoai mì, cam, quýt…

Bên cạnh cốm dẹp thì trong lễ cúng trăng còn có chuối, dừa, khoai lang, khoai mì, cam, quýt…

Ngày Rằm tháng Mười âm lịch, khoảng đầu tháng 11 dương lịch là thời điểm chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa nắng, gió mùa Đông Bắc thổi về mang theo ngọn gió mát mẻ có chút se lạnh. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Mặt Trăng là vị thần điều hòa thời tiết làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vì vậy đồng bào Khmer tổ chức Lễ hội Ok Om Bok để tạ ơn vị thần Mặt Trăng bằng nông sản sẵn có vừa thu hoạch được.

Ngày Rằm tháng Mười âm lịch, khoảng đầu tháng 11 dương lịch là thời điểm chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa nắng, gió mùa Đông Bắc thổi về mang theo ngọn gió mát mẻ có chút se lạnh. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Mặt Trăng là vị thần điều hòa thời tiết làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vì vậy đồng bào Khmer tổ chức Lễ hội Ok Om Bok để tạ ơn vị thần Mặt Trăng bằng nông sản sẵn có vừa thu hoạch được.

Trước ngày Rằm tháng Mười âm lịch vài ngày, lúa nếp chín rộ, rặng dừa sai trái, vườn chuối chín vàng, khoai môn cho củ, loài hoa khoe sắc… Tất cả các loài nông sản này đều là nguyên liệu để chế biến thành lễ vật cúng trăng.

Trước ngày Rằm tháng Mười âm lịch vài ngày, lúa nếp chín rộ, rặng dừa sai trái, vườn chuối chín vàng, khoai môn cho củ, loài hoa khoe sắc… Tất cả các loài nông sản này đều là nguyên liệu để chế biến thành lễ vật cúng trăng.

Các chàng trai, cô gái giã cốm để chuẩn bị cho lễ hội.

Các chàng trai, cô gái giã cốm để chuẩn bị cho lễ hội.

Đèn hoa đăng và đèn gió cũng có trong Lễ hội Ok Om Bok.

Đèn hoa đăng và đèn gió cũng có trong Lễ hội Ok Om Bok.

Sau những nghi thức cầu nguyện, cúng bái xong, chủ trì buổi lễ đúc cốm dẹp và quả chuối vào miệng các chàng trai cô gái tham gia buổi lễ.

Sau những nghi thức cầu nguyện, cúng bái xong, chủ trì buổi lễ đúc cốm dẹp và quả chuối vào miệng các chàng trai cô gái tham gia buổi lễ.

Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đúc cốm dẹp và quả chuối vào miệng và hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai là gì. Cùng một lúc đúc đầy cốm dẹp và quả chuối vào miệng, nên việc trả lời các câu hỏi với giọng ngọng nghịu không rõ câu từ và thường trả lời rất ngây ngô, hài hước... Đây cũng chính là nét đẹp văn hóa trong lễ "đút cốm dẹp"của đồng bào Khmer.

Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đúc cốm dẹp và quả chuối vào miệng và hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai là gì. Cùng một lúc đúc đầy cốm dẹp và quả chuối vào miệng, nên việc trả lời các câu hỏi với giọng ngọng nghịu không rõ câu từ và thường trả lời rất ngây ngô, hài hước... Đây cũng chính là nét đẹp văn hóa trong lễ "đút cốm dẹp"của đồng bào Khmer.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thich-thu-le-hoi-dut-com-dep-cua-dong-bao-khmer-169221023182716469.htm