Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI năm 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 13 đến 16-11 (nhằm ngày 13 đến 16-10 âm lịch) vào dịp lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer. Ngày hội được tổ chức tại thị trấn Gò Quao (Gò Quao) với nhiều hoạt động hấp dẫn và phù hợp với truyền thống, phong tục của đồng bào Khmer.
Đua ghe ngo được xem là một trong những hoạt động văn hóa, thể thao được nhiều người quan tâm tại Lễ hội Ok Om Bok do tỉnh Trà Vinh tổ chức hàng năm. Để tiếp tục phát huy những nét độc đáo của môn đua ghe ngo, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, nhân Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 giải đua ghe ngo được tổ chức. Giải dự kiến diễn ra trong 02 ngày 13 và 14/11 trên sông Long Bình, thành phố Trà Vinh.
Sáng nay (04/11), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh khai mạc Giải bóng chuyền nam thanh niên dân tộc Khmer chào mừng Lễ hội Ok Om Bok năm 2024.
Sáng nay (03/11), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức Giải xe đạp lần thứ I, năm 2024. Đây là hoạt động thể thao đầu tiên hưởng ứng Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các mặt công tác để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, tiết kiệm và an toàn.
Nhà hát Ba Nón Lá gây ấn tượng với kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa. Không chỉ thế, đây còn là công trình gắn liền với văn hóa đờn ca tài tử của xứ Bạc Liêu.
Sáng 01/11, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy mở rộng để sơ kết tình hình công tác tháng 10, xây dựng chương trình công tác tháng 11/2024 của Tỉnh ủy.
Du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào giữa tháng 11/2024 sẽ có dịp được tham gia Lễ hội Đua ghe ngo trên Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tuyến kênh chảy qua trung tâm TP.HCM.
Theo UBND quận 3, quận này sẽ tổ chức Lễ hội đua ghe ngo quận 3 mở rộng lần thứ 2 năm 2024 vào ngày 10-11 tới đây, tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Sự kiện sẽ có sự tham gia của 12 đội dự thi đến từ quận 3 và các tỉnh thành khu vực phía Nam.
Sáng ngày 23/10, đồng chí Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh chủ trì hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 09 tháng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý IV/2024.
Chiều nay (21/10), Ban tổ chức Giải đua xe mô-tô thể thao toàn quốc tranh cúp Liên đoàn Xe đạp - Mô-tô Thể thao Việt Nam (vòng 4 năm 2024) tổ chức cuộc họp chuyên môn chuẩn bị tổ chức Giải. Đồng chí Cao Quốc Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh chủ trì cuộc họp.
Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã triển khai và thực hiện hiệu quả phong trào 'Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp'; qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình thanh niên lập nghiệp hiệu quả, khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế.
9 tháng năm 2024, Trà Vinh đã nghiệm thu 6 đề án khuyến công 'Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến'.
Tuần văn hóa, du lịch và lễ hội Ok Om Bok sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 15-11, chủ yếu trên địa bàn thành phố Trà Vinh và tập trung tại Khu Văn hóa - Du lịch ao Bà Om.
Tổng kinh phí dự kiến chi cho công tác tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch và Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 của tỉnh Trà Vinh khoảng 6,4 tỷ đồng.
Chiều nay (03/10), tại UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch tổ chức Tuần lễ.
Nhiệm kỳ 2022 - 2024, với tinh thần thi đua sôi nổi, các cấp bộ Đoàn Trường Đại học Trà Vinh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, thực hiện đạt và vượt 14/14 nội dung chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ đề ra.
Nếu chùa chiền được xem là nhà, nơi bảo lưu và gìn giữ các giá trị trong văn hóa của người Khmer thì những nhà sư chính là người trực tiếp thực hiện công việc giữ gìn văn hóa, không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà còn trong đời sống xã hội và văn hóa cộng đồng.
Tối 27/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè tổ chức khai mạc và công bố Quyết định số 3410/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa lễ hội Vu lan Thắng hội vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Vu lan Thắng hội là lễ hội truyền thống tiêu biểu của người Việt gốc Hoa ở huyện Cầu Kè, với những nghi lễ được kết hợp giữa lễ Vu Lan của Phật giáo và lễ vía ông Bổn của người Hoa.
Là tỉnh nằm trong vùng duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, được bao quanh bởi sông Tiền, sông Hậu và tiếp giáp với biển Đông, cùng với những giá trị về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, ẩm thực… Trà Vinh đã hình thành những sản phẩm du lịch thu hút du khách.
Lễ hội Ok Om Bok và đua ghe Ngo từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ. Năm nay, lễ hội Ok Om Bok - đua ghe Ngo và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 15/11/2024, với nhiều hoạt động nhằm thu hút du khách.
Trà Vinh đứng thứ 3 trong tốp 15 thành phố có chất lượng không khí trong lành nhất tại Đông Nam Á. Địa phương này đang muốn đẩy mạnh khai thác sản phẩm du lịch miệt vườn sông nước, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng…
Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer, tỉnh Trà Vinh vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Đồng chí Lê Thành Vinh, Giám đốc Bảo tàng tổng hợp Trà Vinh cho biết, đơn vị vừa nhận được thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Hằng năm, vào những ngày lễ, Tết, ao Bà Om trở thành điểm sinh hoạt cộng đồng của người dân Khmer. Đặc biệt là vào lễ hội Ok Om Bok (lễ hội Cúng Trăng), người dân Khmer từ khắp nơi đổ về tham quan, thưởng thức các loại hình biểu diễn nghệ thuật dân tộc, xem triển lãm và cúng Trăng.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết số 12 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng của phát triển toàn diện và bền vững là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy hào khí Đồng Nai và không ngừng lan tỏa tinh thần hào khí Đồng Nai trong mọi phương diện của đời sống xã hội.
Tối 06/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Hội diễn 'Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông' lần thứ XIX, năm 2024. Hội diễn là hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức định kỳ 02 năm 01 lần, luân phiên tại các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) bao gồm 13 tỉnh, thành phố, được biết đến với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu ôn hòa, con người hào sảng cùng văn hóa Nam Bộ độc đáo. Tiềm năng du lịch của khu vực này rất lớn, tuy nhiên chưa được khai thác, phát triển tương xứng. Việc liên kết, đưa khách từ Hà Nội và khu vực phía Bắc vào Tây Nam Bộ được cho là 'lực đẩy' mạnh mẽ có thể góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế du lịch vùng.
Đây là thành phố được mệnh danh là 'công viên cây xanh' hay 'thành phố giữa rừng' vì có mật độ cây xanh dày đặc.
Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh Trà Vinh luôn phát huy cao vai trò trong tập hợp các tầng lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo thành khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc.
Năng động, chịu khó học hỏi và hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ khác nhau trong công tác... Đó chính là những nhận định của đồng nghiệp cũng như lãnh đạo đơn vị đối với chị Trần Nguyễn Ngọc Diễm, phát thanh viên đồng thời là phóng viên tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Tiểu Cần.
Bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo của cộng đồng dân tộc Khmer ở Việt Nam nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng đang trở thành nguồn tài nguyên, chất liệu để tạo nên những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù.
Những năm qua, nhiều chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Duyên Hải đã phát huy hiệu quả. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần được nâng lên, từng bước giúp người dân giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Phát huy bản sắc văn hóa kết hợp với phát triển du lịch; chú trọng tuyên truyền và dạy tiếng dân tộc; duy trì tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam… là những cách làm hay phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn quận 3, TPHCM.
Ngày 17/5, Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer đã có nhiều bước phát triển đáng khích lệ, nâng cao đời sống tinh thần, gắn với tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số...
Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Chiều 11/4, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trà Vinh tổ chức lễ công bố quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đom Lơng Neák Tà của người Khmer tỉnh Trà Vinh.
Lễ hội Đom Lơng Neák Tà gắn với văn hóa, đời sống tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh, thể hiện bản sắc của cộng đồng, được kế tục qua nhiều thế hệ.