Thích ứng, phát triển kinh tế lòng hồ thủy điện

Mường Lay là nơi tụ thủy của ba dòng chảy sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Từ khi thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, nước dâng tạo khung cảnh trên bến dưới thuyền, đây cũng là nguồn phát triển sinh kế chính của nhiều hộ dân nơi đây.

TX. Mường Lay chia làm hai mùa, mùa nước nổi (tháng 9 - tháng 3) và mùa nước cạn (tháng 4 - tháng 8). Mặc dù vậy mực nước lên xuống tơísớm hay muộn qua các năm phụ thuộc vào việc tích hay xả nước lòng hồ thủy điệnSơn La. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, mực nước lòng hồ thủy điện Sơn La lênxuống thất thường, không phân chia rõ rệt. Chính vì vậy các hộ dân nơi đây phầnnào bị ảnh hưởng đồng thời có phương án ứng phó, thích nghi nhằm phát triểnkinh tế khu vực lòng hồ.

Những ngày tháng 4, tháng 5 là mùa nước rút, như mọi năm đâylà khoảng thời gian thuyền bè tạm ngừng hoạt động, người dân có diện tích ruộngbán ngập bắt đầu canh tác, gieo cấy lúa. Mặc dù vậy thời điểm hiện tại mực nướcchỉ rút nhẹ khoảng 1 - 2m so với mùa nước nổi, không lộ đất canh tác.

Lòng hồ thủy điện Sơn La trong mùa nước rút tháng 4 tháng 5.

Ông Lù Văn Điện, bản Quan Chiêng, TX. Mường Lay cho biết: Diệntích ruộng bán ngập của gia đình trồng mùa cạn thu về 30 - 40 bao thóc. Thôngthường khoảng cuối tháng 4 thì công việc gieo trồng, cấy dặm đã xong. Như nămnay nước chỉ rút nhẹ không đáng kể, để ổn định sinh kế gia đình tiến hành dichuyển vó bè từ vùng nước nông xuống vùng nước sâu hơn, đồng thời đặt thêm bâỹcá, tôm kiếm thêm thu nhập, thích ứng với sự thất thường lên xuống nước khu vựclòng hồ thủy điện. Thời điểm hiện tại không phải mùa bội thu sông nước song môĩngày cũng có thể thu nhập khoảng 200.000 - 300.000 đồng từ đánh bắt cá tôm ở lòng hồ.

Cáchộ dân đánh bắt cá, tôm khu vực lòng hồ thủy điện.

Cáchộ dân đánh bắt cá, tôm khu vực lòng hồ thủy điện.

Tương tự như ông Điện, gia đình ông Lù Văn Đại, bản Quan Chiêngchia sẻ: Mấy tháng nước lên đúng mùa gia đình có một vó bè bẫy cá, thời điểmhiện tại đầu tư thêm thành 2 vó bè để tăng thu nhập. Nước lên thất thường khôngđược làm ruộng nên gia đình phát triển thêm đánh bắt thủy sản. Trung bình hai vóbè mỗi sáng đánh bắt từ 30kg - 50kg cá tươi, giá cá không phân loại, đổ trực tiếpcho thương lái khoảng hơn 10.000 đồng/kg, tạo thu nhập ổn định cho gia đình.

Giađình ông Lù Văn Đại, bản Quan Chiêng dựng thêm vó bè đánh bắt thủy sản.

Giađình ông Lù Văn Đại, bản Quan Chiêng dựng thêm vó bè đánh bắt thủy sản.

Ngoài những ngư dân gia tăng hoạt động đánh bắt cá, khai thácthủy sản lòng hồ thủy điện Sơn La, nhờ nước chưa rút, thuyền vận chuyển hàng hóa,chở khách du lịch tham quan lòng hồ của HTX đường thủy Sông Đà vẫn diễn ra tấpnập. Cùng với đó các hoạt động du lịch, trải nghiệm sông nước Mường Lay thuhút đông đảo người dân, du khách.

Chị Lù Thị Toản, chủ homestay TX. Mường Lay cho biết: Nước rútchậm tạo điều kiện khá tốt cho hoạt động du lịch trải nghiệm sông nước Mường Lay. Thời gian khai thác lòng hồ, cung ứng các dịch vụ vui chơi, khám phá như: Chèothuyền, câu tôm, bắt cá… dài hơn. Nhằm thu hút, phục vụ du kháchtốt hơn, gia đình đầu tư mua thêm ván chèo hơi, bởi xu hướng các gia đình, các đoàndu khách du lịch Mường Lay thời điểm này chủ yếu là nghỉ lễ, tránh nóng trong mùahè sắp tới. Chỉ tính riêng tháng 4, homestay của gia đình đã đón tiếp hơn 10 đoànkhách, trung bình mỗi đoàn từ 10 - 20 khách.

Du khách trải nghiệm ván chèo hơi khu vực lòng hồ.

Trải qua quá trình phát triển, có thể thấy người dân nơi đâyđã chủ động thích ứng với hai mùa nước, linh hoạt trong lao động sản xuất, tậndụng lợi thế sẵn có, biến khó khăn thành thuận lợi tạo sinh kế, phát triển kinhtế hộ gia đình.

Trần Nhâm

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/kinh-te/thich-ung-phat-trien-kinh-te-long-ho-thuy-dien