Thiên thạch cổ xưa hơn Trái Đất hé lộ bí mật về Hệ Mặt Trời

Từ nghiên cứu thiên thạch có niên đại ít nhất 4,6 tỷ năm, các nhà khoa học của ĐH Kyoto, Nhật Bản, hé lộ quá trình hình thành của Trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.

Thiên thạch Acfer 094 được tìm thấy trên sa mạc Sahara năm 1990. Ước tính, nó tồn tại cách ngày nay ít nhất 4,6 tỷ năm, tương đương tuổi của Hệ Mặt Trời và cổ xưa hơn Trái Đất.

Nhà khoa học hành tinh Megumi Matsumoto của ĐH Kyoto và các cộng sự quyết định dùng cách tiếp cận mới để nghiên cứu thiên thạch này. Họ sử dụng hàng loạt phương pháp, bao gồm lấy mẫu, soi dưới kính hiển vi, quang phổ.

Theo các nhà khoa học, đám mây bụi và khí khổng lồ sản sinh ra các sao ở trung tâm. Đó là cách Mặt Trời hình thành. Ảnh: NASA.

Theo các nhà khoa học, đám mây bụi và khí khổng lồ sản sinh ra các sao ở trung tâm. Đó là cách Mặt Trời hình thành. Ảnh: NASA.

Nhóm nghiên cứu tin rằng Acfer 094 tồn tại lâu hơn ước tính mà giới khoa học đưa ra. Nhờ đó, nó là dữ liệu quan trọng về quá trình hình thành Hệ Mặt Trời.

Trong dự án nghiên cứu của nhóm Megumi Matsumoto, các thiết bị có độ phân giải cao phát hiện cấu trúc xốp tương tự bọt biển phân bố trên khắp thiên thạch này.

Acfer 094 chứa khoáng chất đồng nghĩa nó từng tồn tại trong môi trường có nước.

Các nhà nghiên cứu kết luận những lỗ nhỏ trong thiên thạch từng chứa tinh thể băng. Tuy nhiên, số lượng khoáng chất ở đây lớn hơn rất nhiều so với các trường hợp tương tự. Điều này có nghĩa chúng có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau.

Phát hiện này quan trọng ở chỗ các nhà khoa học đã thấy dấu hiệu của nước trong các thiên thạch nhưng không biết nó đến từ đâu. Hiện tại, với nghiên cứu của các thành viên thuộc ĐH Kyoto, giới khoa học hy vọng tìm ra câu trả lời.

Để hiểu rõ, họ có thể mô phỏng hành tinh được cho là hành tinh mẹ của thiên thạch rồi cố gắng tái cấu trúc quá trình nó hình thành.

Nhóm nghiên cứu dự đoán khả năng lớn nhất, hành tinh mẹ của Acfer 094 sinh ra ở bên ngoài hệ Mặt Trời với lõi là các hạt silicate nằm trong nước đá. Sau đó, chúng dần lớn lên, bắt đầu hút bụi, tạo thành lớp phủ chứa rất ít băng.

Tại thời điểm nó rơi vào đường đóng băng của Hệ Mặt Trời, sức nóng từ Mặt Trời khiến băng, hạt silicate thăng hoa rồi ngưng tụ thành các khối cứng trong băng.

Vượt qua đường đóng băng, băng biến mất, thay đổi cấu trúc của thiên thạch. Đó là khi nó có các khoáng chất nằm trong lỗ rỗng trước khi rơi xuống sa mạc ở Algeria.

Nguyễn Sương

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/thien-thach-co-xua-hon-trai-dat-he-lo-bi-mat-ve-he-mat-troi-post1018108.html