Thiết giáp BTR-4 Ukraine 'tuyệt chủng' sau 6 tháng giao tranh?

Sự vắng mặt của thiết giáp BTR-4 trên chiến trường Ukraine sau 6 tháng giao tranh dẫn tới nghi vấn chúng đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Thiết giáp BTR-4 từng được Quân đội Ukraine sử dụng với tần suất cao trong những ngày đầu xung đột, chúng xuất hiện ở mọi điểm nóng và đã chứng minh năng lực tác chiến ở mức rất cao của mình.

Thiết giáp BTR-4 từng được Quân đội Ukraine sử dụng với tần suất cao trong những ngày đầu xung đột, chúng xuất hiện ở mọi điểm nóng và đã chứng minh năng lực tác chiến ở mức rất cao của mình.

Chiếc xe bọc thép chở quân này nổi tiếng nhất trong trận chiến bảo vệ thành phố cảng Mariupol, nhờ khí tài quang học tối tân và hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, nó đã gây cho quân Nga và ly khai miền Đông nhiều thiệt hại lớn.

Chiếc xe bọc thép chở quân này nổi tiếng nhất trong trận chiến bảo vệ thành phố cảng Mariupol, nhờ khí tài quang học tối tân và hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, nó đã gây cho quân Nga và ly khai miền Đông nhiều thiệt hại lớn.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, phương tiện chiến đấu này hoàn toàn vắng bóng trên chiến trường, khiến Quân đội Ukraine thậm chí còn phải sử dụng cả những xe bọc thép M113 cũ, hay những loại do phương Tây viện trợ có hỏa lực kém hơn nhiều.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, phương tiện chiến đấu này hoàn toàn vắng bóng trên chiến trường, khiến Quân đội Ukraine thậm chí còn phải sử dụng cả những xe bọc thép M113 cũ, hay những loại do phương Tây viện trợ có hỏa lực kém hơn nhiều.

Thực tế trên khiến nhiều chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng chiếc xe bọc thép chở quân bánh lốp này của Quân đội Ukraine đã "tuyệt chủng" hoàn toàn trước hỏa lực cực mạnh từ phía Nga.

Thực tế trên khiến nhiều chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng chiếc xe bọc thép chở quân bánh lốp này của Quân đội Ukraine đã "tuyệt chủng" hoàn toàn trước hỏa lực cực mạnh từ phía Nga.

Nhận định trên được khá nhiều ý kiến đồng tình, bởi Ukraine chỉ mới sản xuất BTR-4 với số lượng khá nhỏ trong giai đoạn trước chiến tranh, trong khi lực lượng thiết giáp của họ tổn thất tương đối nặng nề.

Nhận định trên được khá nhiều ý kiến đồng tình, bởi Ukraine chỉ mới sản xuất BTR-4 với số lượng khá nhỏ trong giai đoạn trước chiến tranh, trong khi lực lượng thiết giáp của họ tổn thất tương đối nặng nề.

Ví dụ tiêu biểu đó là Ukraine đã phải đề nghị các quốc gia thành viên NATO từng thuộc khối Warsaw chuyển giao cho họ các xe tăng T-72 cũ nhằm bù đắp cho số T-64 "thiệt hại gần hết" trên chiến trường.

Ví dụ tiêu biểu đó là Ukraine đã phải đề nghị các quốc gia thành viên NATO từng thuộc khối Warsaw chuyển giao cho họ các xe tăng T-72 cũ nhằm bù đắp cho số T-64 "thiệt hại gần hết" trên chiến trường.

Khi xe tăng T-64 với hỏa lực mạnh và giáp bảo vệ dày còn không chống đỡ nổi hỏa lực của Nga, thì chiếc BTR-4 với vũ khí và vỏ thép ở mức vừa phải dĩ nhiên cũng phải hứng chịu tổn thất ở mức lớn.

Khi xe tăng T-64 với hỏa lực mạnh và giáp bảo vệ dày còn không chống đỡ nổi hỏa lực của Nga, thì chiếc BTR-4 với vũ khí và vỏ thép ở mức vừa phải dĩ nhiên cũng phải hứng chịu tổn thất ở mức lớn.

Về nguồn gốc BTR-4, vào giữa những năm 2000, Ukraine đã nhìn thấy cơ hội bán các loại xe chiến đấu bộ binh bánh lốp được trang bị vũ khí mạnh hơn và tiên tiến hơn so với BTR của Nga, nhưng rẻ hơn so với xe bọc thép của phương Tây.

Về nguồn gốc BTR-4, vào giữa những năm 2000, Ukraine đã nhìn thấy cơ hội bán các loại xe chiến đấu bộ binh bánh lốp được trang bị vũ khí mạnh hơn và tiên tiến hơn so với BTR của Nga, nhưng rẻ hơn so với xe bọc thép của phương Tây.

Kyiv đã phát triển hai phiên bản cải tiến của BTR-80 đó là: BTR-94 trang bị pháo 23 mm (50 chiếc được xuất khẩu cho Jordan/Iraq) và BTR-3 lắp pháo 30 mm, hàng trăm chiếc trong số đó đã được bán cho Myanmar, Nigeria, Thái Lan và UAE.

Kyiv đã phát triển hai phiên bản cải tiến của BTR-80 đó là: BTR-94 trang bị pháo 23 mm (50 chiếc được xuất khẩu cho Jordan/Iraq) và BTR-3 lắp pháo 30 mm, hàng trăm chiếc trong số đó đã được bán cho Myanmar, Nigeria, Thái Lan và UAE.

Nhưng các xe thiết giáp này kế thừa cấu hình của BTR-80 với động cơ đặt ở phía sau, nghĩa là bộ binh phải lúng túng thoát ly từ cửa sập bên hông, thay vì an toàn hơn từ phía sau, được che chắn bởi khối lượng lớn của xe.

Nhưng các xe thiết giáp này kế thừa cấu hình của BTR-80 với động cơ đặt ở phía sau, nghĩa là bộ binh phải lúng túng thoát ly từ cửa sập bên hông, thay vì an toàn hơn từ phía sau, được che chắn bởi khối lượng lớn của xe.

Đối với BTR-4 Bucephalus (đặt theo tên con ngựa chiến đen hung dữ của Alexander Đại đế), Phòng thiết kế kỹ thuật Kharkiv Morozov đã tìm cách vượt qua mô hình thiết kế của Liên Xô bằng cách đặt động cơ giữa thân xe.

Đối với BTR-4 Bucephalus (đặt theo tên con ngựa chiến đen hung dữ của Alexander Đại đế), Phòng thiết kế kỹ thuật Kharkiv Morozov đã tìm cách vượt qua mô hình thiết kế của Liên Xô bằng cách đặt động cơ giữa thân xe.

Nhờ vậy, kíp lái có thể thoát ra từ cửa phụ nghiêng ở phía trước và bộ binh sẽ ra vào xe thông qua cửa phía sau. Điều này cũng giúp việc lắp đặt các hệ thống module tác chiến đa dạng trở nên dễ dàng hơn.

Nhờ vậy, kíp lái có thể thoát ra từ cửa phụ nghiêng ở phía trước và bộ binh sẽ ra vào xe thông qua cửa phía sau. Điều này cũng giúp việc lắp đặt các hệ thống module tác chiến đa dạng trở nên dễ dàng hơn.

Chiếc Bucephalus có thể lắp nhiều loại tháp pháo, nhưng cấu hình hoạt động duy nhất sử dụng tháp pháo BM-7 Parus điều khiển từ xa, không chiếm không gian bên trong xe, để lại chỗ cho 7 - 8 lính bộ binh.

Chiếc Bucephalus có thể lắp nhiều loại tháp pháo, nhưng cấu hình hoạt động duy nhất sử dụng tháp pháo BM-7 Parus điều khiển từ xa, không chiếm không gian bên trong xe, để lại chỗ cho 7 - 8 lính bộ binh.

Module tác chiến BM-7 có pháo tự động 30 mm, súng máy KT 7,62 mm và 6 ống phóng lựu đạn khói 81 mm. Pháo 30 mm tương tự như 2A72 của Nga, có hiệu quả trong phạm vi 2,5 km và có thể xuyên thủng lớp giáp dày 30 mm.

Module tác chiến BM-7 có pháo tự động 30 mm, súng máy KT 7,62 mm và 6 ống phóng lựu đạn khói 81 mm. Pháo 30 mm tương tự như 2A72 của Nga, có hiệu quả trong phạm vi 2,5 km và có thể xuyên thủng lớp giáp dày 30 mm.

Tháp pháo cũng có thể lắp 2 tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser Barrier tầm bắn tối đa 5 km, và có thể xuyên qua 800 thép đồng nhất RHA. Ngoài ra, một vị trí gắn tên lửa có thể được hoán đổi cho súng phóng lựu tự động cỡ 30 mm để tăng thêm hỏa lực.

Tháp pháo cũng có thể lắp 2 tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser Barrier tầm bắn tối đa 5 km, và có thể xuyên qua 800 thép đồng nhất RHA. Ngoài ra, một vị trí gắn tên lửa có thể được hoán đổi cho súng phóng lựu tự động cỡ 30 mm để tăng thêm hỏa lực.

BTR-4 tương thích với nhiều loại động cơ, hiện tại phiên bản BTR-4E sử dụng động cơ ZTD-03 400 mã lực, vẫn đủ mạnh để tăng tốc chiếc xe nặng 18,5 tấn lên 90 km/h trên đường nhựa, hoặc 37 km/h trên đường xấu, tốc độ bơi 10 km/h.

BTR-4 tương thích với nhiều loại động cơ, hiện tại phiên bản BTR-4E sử dụng động cơ ZTD-03 400 mã lực, vẫn đủ mạnh để tăng tốc chiếc xe nặng 18,5 tấn lên 90 km/h trên đường nhựa, hoặc 37 km/h trên đường xấu, tốc độ bơi 10 km/h.

BTR-4 từng bị đánh giá khó có tiềm năng xuất khẩu do tình trạng khó khăn của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, tuy nhiên màn thể hiện xuất sắc của nó trên chiến trường Mariupol dự báo sẽ mang lại thay đổi lớn trong tương lai.

BTR-4 từng bị đánh giá khó có tiềm năng xuất khẩu do tình trạng khó khăn của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, tuy nhiên màn thể hiện xuất sắc của nó trên chiến trường Mariupol dự báo sẽ mang lại thay đổi lớn trong tương lai.

Khi chiến tranh chấm dứt, xe thiết giáp BTR-4 nhiều khả năng sẽ được Ukraine sản xuất với số lượng lớn, vừa phục vụ nhu cầu bản thân vừa để chiếm lĩnh thị trường vũ khí thế giới.

Khi chiến tranh chấm dứt, xe thiết giáp BTR-4 nhiều khả năng sẽ được Ukraine sản xuất với số lượng lớn, vừa phục vụ nhu cầu bản thân vừa để chiếm lĩnh thị trường vũ khí thế giới.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thiet-giap-btr-4-ukraine-tuyet-chung-sau-6-thang-giao-tranh-post515117.antd