Thiểu năng tuần hoàn não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến hơn ở người cao tuổi và những người lao động trí óc. Theo các thống kê mới nhất, bệnh lý đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
1.Nguyên nhân của thiểu năng tuần hoàn não
Nội dung
1.Nguyên nhân của thiểu năng tuần hoàn não
2.Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não
3.Thiểu năng tuần hoàn não có lây không?
4. Phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não
5. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu phổ biến nhất là:
Nguyên nhân chính là tăng huyết áp, vữa xơ động mạch. Ảnh hưởng của bệnh lý xơ vữa động mạch khiến các mao mạch dẫn máu bị hẹp lại và làm chậm, tắc quá trình lưu thông máu. Đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh, chiếm tới khoảng 60 – 80% ca bệnh.
Nguyên nhân rối loạn tuần hoàn chung: hạ huyết áp, bệnh tim mạch, dị tật bẩm sinh động mạch (gấp khúc), viêm tắc mạch, chấn thương. Mạch máu bị dị dạng hoặc viêm tắc động mạch.
Nguyên nhân ngoài động mạch đốt sống: mỏ gai xương, hư xương sụn đốt sống cổ, viêm khớp cột sống cổ, hẹp lỗ mỏm ngang, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ảnh hưởng từ các chấn thương như thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ,... khiến mạch máu bị chèn ép và hạn chế quá trình tuần hoàn máu lên não bộ.
Ngoài ra, các chèn ép từ bên trong não bộ như u não, u dây thần kinh số 8 hay các bệnh lý thần kinh khác.
Ngoài ra, cuộc sống hiện đại bận rộn khiến cho ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não với các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Lao động trí óc căng thẳng và những áp lực về kinh tế, gia đình.
Chế độ dinh dưỡng không cân đối, không cung cấp đủ dưỡng chất hoặc sử dụng quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, dầu mỡ chiên rán…
Lười vận động khiến cho hệ mạch trì trệ, tuần hoàn lưu thông máu kém.
Căng thẳng kéo dài và sang chấn tâm lý nghiêm trọng.
2.Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não
Khi bị thiếu máu não nhất thời, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng điển hình sau:
Đau nhức đầu là triệu chứng điển hình cũng như xuất hiện sớm nhất của bệnh lý. Các cơn đau đầu thường có tính lan tỏa, đau co thắt hoặc tập trung ở vùng trán, gáy. Cảm giác đau đầu nhiều hơn khi phải suy nghĩ.
Chóng mặt đột ngột, gây khó khăn trong di chuyển, đi lại.
Người bệnh dễ bị hoa mắt, tối sầm mặt mày khi phải thay đổi tư thế đột ngột hoặc vận động mạnh.
Suy giảm trí nhớ, giảm nhận thức, dễ bị rối loạn cảm xúc hơn bình thường,...
Mất ngủ, khó ngủ kéo dài.
Người bệnh xuất hiện các cảm giác không thật như thường xuyên nghe thấy tiếng các tiếng ù bên tai.
Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân.
Mất khả năng tập trung trong trong quá trình học tập, làm việc...
3.Thiểu năng tuần hoàn não có lây không?
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng máu cung cấp tới não bị thiếu hụt khiến tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên giảm khả năng chi phối hoạt động ở các cơ quan khác. Thiểu năng tuần hoàn não không phải bệnh lây nhiễm nên không thể lây.
4. Phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Để phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não cần thực hiện chế độ lao động, làm việc và nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.
Nên có thời gian nghỉ ngơi tối thiểu là 10 phút khi thực hiện các công việc về trí óc liên tục trong 2 giờ đồng hồ.
Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. Tùy theo thể trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn cho mình các bài tập, môn thể thao phù hợp.
Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Thay vào đó, hãy cố gắng để cơ thể được thư giãn ở mức tốt nhất.
Không sử dụng điện thoại, máy tính, tivi liên tục trong thời gian dài.
Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế chất đạm, chất béo. Hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa các chất bảo quản.
Sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giảm hàm lượng cholesterol.
Các thực phẩm giúp tăng lưu lượng máu lên não mà người bệnh nên sử dụng có thể kể đến như cá béo, rau xanh (súp lơ, rau cải bina,...), hải sản, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả mọng nước (cam, quýt, bưởi, dâu tây, việt quất), thịt đỏ ( thịt cừu, thịt bò,...).
Thiếu máu não có triệu chứng là khá giống với các chứng mệt mỏi đơn thuần, do đó, đôi khi người bệnh thường chủ quan và không thực hiện các kiểm tra sức khỏe. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện các chẩn đoán – kiểm tra ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường của bệnh lý. Đồng thời, nên ưu tiên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hợp lý.
5. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não cho hiệu quả khác nhau tùy vào từng trường hợp bệnh. Bác sĩ cần chẩn đoán xác định nguyên nhân và mức độ thiểu năng tuần hoàn não để có chỉ định điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu dựa trên nguyên nhân, cụ thể như sau:
Nếu thiểu năng tuần hoàn não do hẹp động mạch, bác sĩ thường chỉ định thuốc giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và cục máu đông,…
Nếu thiểu năng tuần hoàn não do hẹp động mạch nghiêm trọng, có cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc dị dạng mạch máu, tổn thương mạch máu,… bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật sớm để giải quyết.
Thuốc tăng lưu thông máu: Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, giảm tuần hoàn máu não.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung,… thì nên sớm đến bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não phát hiện muộn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho não bộ cũng như tính mạng người bệnh, không nên chủ quan tự mua thuốc điều trị.