Thiếu nhân tài công nghệ, Đài Loan chuyển hướng sang Việt Nam và Indonesia

Chính quyền, trường học và các nhà tuyển dụng Đài Loan (Trung Quốc) muốn thu hút 320 ngàn sinh viên quốc tế vào năm 2030.

Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin mở văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2023 để tuyển sinh viên Việt Nam. (Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin)

Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin mở văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2023 để tuyển sinh viên Việt Nam. (Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin)

Khi tỷ lệ sinh giảm đe dọa thu hẹp nguồn nhân tài công nghệ cao của Đài Loan (Trung Quốc), hòn đảo này đã chuyển sang sử dụng sinh viên Đông Nam Á như một nguồn lao động cho ngành bán dẫn.

Ở ngoại ô Hsinchu, thành phố được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Đài Loan, sinh viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin được đào tạo cách thức vận hành các thiết bị được sử dụng trong các nhà máy bán dẫn ngoài đời thực. Sinh viên cũng có thể thực tập tại các công ty sản xuất chip hàng đầu như Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., ASE Technology Holding và Powertech Technology.

Trường Bán dẫn của MUST - được mệnh danh là "TSMC mini" - nhằm mục đích đào tạo ra những chuyên gia có thể đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong tương lai. Gần 700/2.300 sinh viên đến từ Việt Nam.

Một sinh viên Việt Nam theo học chương trình thạc sĩ đã chọn sang Đài Loan để học ngành công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới. Chàng trai 23 tuổi dự định làm việc ba hoặc bốn năm tại cho một công ty tại đâysau khi tốt nghiệp để tích lũy kinh nghiệm.

Những chương trình như thế này phản ánh nỗi lo ngại về tình trạng thiếu nhân tài trong các công ty công nghệ Đài Loan.

Chang Ho, hiệu trưởng Trường Bán dẫn của MUST cho biết: “Chúng tôi cần thêm hàng chục nghìn công nhân. Các công ty và trường đại học cần hợp tác cùng nhau để bồi dưỡng nhân tài.”

Các vấn đề nghị sự trì trệ trong chi trả lương, giá bất động sản tăng cao và các áp lực khác đã khiến tỷ lệ sinh của Đài Loan giảm trong những thập kỷ gần đây, ghi nhận mức thấp kỷ lục khoảng 135.000 vào năm 2023 từ mức hơn 300.000 vào những năm 1990. Trong khi đó, sự cạnh tranh về nhân tài trong ngành bán dẫn ngày càng gia tăng. Chỉ riêng TSMC hiện đã thuê hơn 6.000 công nhân mỗi năm.

Nhu cầu về chip dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh có những tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác. Do sự phụ thuộc của Đài Loan vào ngành công nghiệp bán dẫn, chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục ở đây phải đối mặt với áp lực phải đưa ra các chiến lược dài hạn để đảm bảo an toàn cho người lao động.

Sinh viên nước ngoài từ Đông Nam Á và các nơi khác được coi là một phần của giải pháp. Năm ngoái, Đài Loan đã công bố kế hoạch chi mới 163 triệu USD vào năm 2028 để thu hút 320.000 sinh viên quốc tế nước ngoài vào năm 2030, tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Điều này có nghĩa là tốc độ tiếp nhận học sinh nhanh gấp đôi so với trước đây.

Đài Loan cũng đưa ra một khuôn khổ mới trong năm nay, theo đó chính quyền và các nhà tuyển dụng cung cấp hỗ trợ tài chính cho sinh viên nước ngoài để đổi lấy việc khoảng 70% sinh viên nước ngoài sẽ làm việc tại đây sau khi tốt nghiệp trong một thời gian, từ mức 40% hiện tại.

Sinh viên Đông Nam Á là mục tiêu chính của sự thúc đẩy này. Các chương trình tuyển dụng gần đây đã xuất hiện ở Việt Nam, Indonesia, Philippines và các nơi khác trong khu vực để thu hút sinh viên.

(Theo Nikkei Asia)

Tuệ Minh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/thieu-nhan-tai-cong-nghe-dai-loan-chuyen-huong-sang-viet-nam-va-indonesia-265547.html