Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng Công ước Montreux để chặn tàu chiến Nga?

Hiện tại các tàu chiến Nga muốn ra vào Biển Đen phải đi qua các eo biển của Thổ Nhỹ Kỳ, liệu quốc gia này có thể ngăn cản hoạt động của hạm đội Nga?

Thổ Nhĩ Kỳ có thể hạn chế việc tàu chiến Nga đi qua Địa Trung Hải đến Biển Đen qua eo biển của mình theo Công ước Montreux. Điều này có thể có tác động đến cuộc tấn công quân sự của Moscow chống lại Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể hạn chế việc tàu chiến Nga đi qua Địa Trung Hải đến Biển Đen qua eo biển của mình theo Công ước Montreux. Điều này có thể có tác động đến cuộc tấn công quân sự của Moscow chống lại Ukraine.

Tuy nhiên theo Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể đóng eo biển đối với tàu chiến Nga vì những tàu này được quyền quay trở lại căn cứ xuất phát trong thời chiến.

Tuy nhiên theo Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể đóng eo biển đối với tàu chiến Nga vì những tàu này được quyền quay trở lại căn cứ xuất phát trong thời chiến.

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thực hiện một công ước quốc tế về việc hải quân đi qua hai trong số các eo biển chiến lược của mình, điều này sẽ cho phép họ hạn chế sự di chuyển của tàu chiến Nga giữa Biển Địa Trung Hải và Biển Đen.

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thực hiện một công ước quốc tế về việc hải quân đi qua hai trong số các eo biển chiến lược của mình, điều này sẽ cho phép họ hạn chế sự di chuyển của tàu chiến Nga giữa Biển Địa Trung Hải và Biển Đen.

Ông Mevlut Cavusoglu, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 27/2 cho biết tình hình Ukraine đã trở thành chiến tranh, tuyên bố cho phép Ankara kích hoạt Công ước Montreux và cấm tàu chiến Nga đi vào Biển Đen qua eo biển Bosporus và Dardanelles.

Ông Mevlut Cavusoglu, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 27/2 cho biết tình hình Ukraine đã trở thành chiến tranh, tuyên bố cho phép Ankara kích hoạt Công ước Montreux và cấm tàu chiến Nga đi vào Biển Đen qua eo biển Bosporus và Dardanelles.

"Ban đầu, đó là một cuộc tấn công của Nga, nhưng bây giờ nó đã biến thành một cuộc chiến", ông Cavusoglu nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CNN Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nói thêm, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện tất cả các điều khoản của Công ước Montreux một cách minh bạch.

"Ban đầu, đó là một cuộc tấn công của Nga, nhưng bây giờ nó đã biến thành một cuộc chiến", ông Cavusoglu nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CNN Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nói thêm, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện tất cả các điều khoản của Công ước Montreux một cách minh bạch.

Quyết định này được đưa ra 3 ngày sau khi Kiev yêu cầu Ankara đóng cửa eo biển Bosporus và Dardanelles đối với tàu Nga. Nhưng Công ước Montreux bao gồm những gì và việc thực thi nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến giữa Nga và Ukraine?

Quyết định này được đưa ra 3 ngày sau khi Kiev yêu cầu Ankara đóng cửa eo biển Bosporus và Dardanelles đối với tàu Nga. Nhưng Công ước Montreux bao gồm những gì và việc thực thi nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến giữa Nga và Ukraine?

Eo biển Bosporus và Dardanelles, còn được gọi là eo biển Thổ Nhĩ Kỳ hoặc eo biển Đen, nối Biển Aegean và Biển Đen qua Biển Marmara. Đây là lối đi duy nhất mà các cảng ở Biển Đen có thể tiếp cận Địa Trung Hải và xa hơn nữa.

Eo biển Bosporus và Dardanelles, còn được gọi là eo biển Thổ Nhĩ Kỳ hoặc eo biển Đen, nối Biển Aegean và Biển Đen qua Biển Marmara. Đây là lối đi duy nhất mà các cảng ở Biển Đen có thể tiếp cận Địa Trung Hải và xa hơn nữa.

Hơn ba triệu thùng dầu, khoảng ba phần trăm nguồn cung cấp toàn cầu hàng ngày, chủ yếu được sản xuất ở Nga, Azerbaijan và Kazakhstan, đi qua tuyến đường thủy này mỗi ngày. Tuyến đường này cũng vận chuyển một lượng lớn sắt, thép và các sản phẩm nông nghiệp từ bờ Biển Đen đến châu Âu và phần còn lại của thế giới.

Hơn ba triệu thùng dầu, khoảng ba phần trăm nguồn cung cấp toàn cầu hàng ngày, chủ yếu được sản xuất ở Nga, Azerbaijan và Kazakhstan, đi qua tuyến đường thủy này mỗi ngày. Tuyến đường này cũng vận chuyển một lượng lớn sắt, thép và các sản phẩm nông nghiệp từ bờ Biển Đen đến châu Âu và phần còn lại của thế giới.

Theo Công ước Montreux năm 1936 về Chế độ các eo biển, thường được gọi đơn giản là Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát cả eo biển Bosporus và eo biển Dardanelles.

Theo Công ước Montreux năm 1936 về Chế độ các eo biển, thường được gọi đơn giản là Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát cả eo biển Bosporus và eo biển Dardanelles.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, hiệp ước trao cho Ankara quyền điều chỉnh quá trình di chuyển của các tàu chiến hải quân và phong tỏa eo biển đối với các tàu chiến của các quốc gia có liên quan đến xung đột.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, hiệp ước trao cho Ankara quyền điều chỉnh quá trình di chuyển của các tàu chiến hải quân và phong tỏa eo biển đối với các tàu chiến của các quốc gia có liên quan đến xung đột.

Chính vị trí của Nga trên Biển Đen làm phức tạp thêm tình hình. Tuy nhiên điều 19 của hiệp ước có một ngoại lệ đối với các quốc gia trên Biển Đen, điều này có thể làm hạn chế hiệu quả sức mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn chặn các tàu chiến Nga ra vào Biển Đen.

Chính vị trí của Nga trên Biển Đen làm phức tạp thêm tình hình. Tuy nhiên điều 19 của hiệp ước có một ngoại lệ đối với các quốc gia trên Biển Đen, điều này có thể làm hạn chế hiệu quả sức mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn chặn các tàu chiến Nga ra vào Biển Đen.

Theo điều 19 thì các tàu chiến của các quốc gia đang có chiến tranh có thể quay trở lại căn cứ ban đầu của họ thông qua con đường này và Thổ Nhĩ Kỳ không được ngăn cản điều đó.

Theo điều 19 thì các tàu chiến của các quốc gia đang có chiến tranh có thể quay trở lại căn cứ ban đầu của họ thông qua con đường này và Thổ Nhĩ Kỳ không được ngăn cản điều đó.

Ví dụ, một hạm đội của Nga đóng ở Biển Đen nhưng hiện đang ở Địa Trung Hải, được phép đi qua eo biển Bosporus và Dardanelles và quay trở lại căn cứ của nó. Điều kiện này cũng áp dụng cho các tàu chiến của Nga hiện đang hoạt động ở Biển Đen nhưng có trụ sở trên các căn cứ ở Địa Trung Hải hoặc Biển Baltic.

Ví dụ, một hạm đội của Nga đóng ở Biển Đen nhưng hiện đang ở Địa Trung Hải, được phép đi qua eo biển Bosporus và Dardanelles và quay trở lại căn cứ của nó. Điều kiện này cũng áp dụng cho các tàu chiến của Nga hiện đang hoạt động ở Biển Đen nhưng có trụ sở trên các căn cứ ở Địa Trung Hải hoặc Biển Baltic.

Sự tự do mà Nga được hưởng do vị trí của họ trên Biển Đen làm dấy lên nghi ngờ về việc hiệp ước có thể gây ra những hậu quả quân sự đáng kể đối với cuộc xung đột đang diễn ra hay không.

Sự tự do mà Nga được hưởng do vị trí của họ trên Biển Đen làm dấy lên nghi ngờ về việc hiệp ước có thể gây ra những hậu quả quân sự đáng kể đối với cuộc xung đột đang diễn ra hay không.

Cornell Overfield, nhà phân tích tại Trung tâm phân tích Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, các tàu mà Nga quyết định đưa vào Biển Đen hoặc đưa ra ngoài, sẽ phải ở lại đó cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ngoài ra, các tàu chiến, bao gồm cả các tàu phụ trợ, hiện không ở Biển Đen và không có căn cứ truyền thống ở đó, hoàn toàn không thể đi vào Biển Đen.

Cornell Overfield, nhà phân tích tại Trung tâm phân tích Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, các tàu mà Nga quyết định đưa vào Biển Đen hoặc đưa ra ngoài, sẽ phải ở lại đó cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ngoài ra, các tàu chiến, bao gồm cả các tàu phụ trợ, hiện không ở Biển Đen và không có căn cứ truyền thống ở đó, hoàn toàn không thể đi vào Biển Đen.

Sinan Ulgen, cựu nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng việc viện dẫn hiệp ước sẽ khiến việc cân bằng sự hiện diện quân sự của Nga ở Biển Đen và Đông Địa Trung Hải trở nên phức tạp hơn. Overfield viết: "Những gì Thổ Nhĩ Kỳ đang làm giống như những gì các quốc gia đóng cửa không phận của họ đối với các chuyến bay của Nga đang làm".

Sinan Ulgen, cựu nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng việc viện dẫn hiệp ước sẽ khiến việc cân bằng sự hiện diện quân sự của Nga ở Biển Đen và Đông Địa Trung Hải trở nên phức tạp hơn. Overfield viết: "Những gì Thổ Nhĩ Kỳ đang làm giống như những gì các quốc gia đóng cửa không phận của họ đối với các chuyến bay của Nga đang làm".

Ông nói thêm: “Việc đóng cửa eo biển có thể không bao giờ có tác động quân sự trong xung đột Nga-Ukraine. Nhưng đó là cách duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ để trừng phạt Nga vì tội xâm lược và thể hiện cam kết với luật pháp quốc tế". Nguồn ảnh: Pinterest.

Ông nói thêm: “Việc đóng cửa eo biển có thể không bao giờ có tác động quân sự trong xung đột Nga-Ukraine. Nhưng đó là cách duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ để trừng phạt Nga vì tội xâm lược và thể hiện cam kết với luật pháp quốc tế". Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tho-nhi-ky-co-the-su-dung-cong-uoc-montreux-de-chan-tau-chien-nga-1669895.html