Thổ Nhĩ Kỳ được quay lại chương trình tiêm kích F-35 nếu từ bỏ hệ thống tên lửa S-400

Mỹ không phản đối việc đưa Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình tiêm kích F-35, nhưng nêu một số điều kiện quan trọng.

Trong chuyến thăm Ankara, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã đưa ra một số tuyên bố quan trọng liên quan đến hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước, trong đó nhấn mạnh tới chương trình tiêm kích F-35.

Trong chuyến thăm Ankara, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã đưa ra một số tuyên bố quan trọng liên quan đến hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước, trong đó nhấn mạnh tới chương trình tiêm kích F-35.

Cần nhắc lại rằng vào năm 2019, Ankara đã bắt đầu thực hiện thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 của Nga theo hợp đồng ký kết vào năm 2017 trị giá 2,5 tỷ USD cho 4 khẩu đội.

Cần nhắc lại rằng vào năm 2019, Ankara đã bắt đầu thực hiện thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 của Nga theo hợp đồng ký kết vào năm 2017 trị giá 2,5 tỷ USD cho 4 khẩu đội.

Đáp lại, Mỹ đã kích hoạt chế độ trừng phạt theo Đạo luật CAATSA và loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35. Đồng thời Washington còn đình chỉ việc Ankara tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện máy bay.

Đáp lại, Mỹ đã kích hoạt chế độ trừng phạt theo Đạo luật CAATSA và loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35. Đồng thời Washington còn đình chỉ việc Ankara tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện máy bay.

Ngoài ra trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ còn phải đối mặt với việc bị chặn dự án hiện đại hóa máy bay F-16 của nước này lên cấp độ Block 70/72, vốn là nền tảng của phi đội tiêm kích nước này.

Ngoài ra trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ còn phải đối mặt với việc bị chặn dự án hiện đại hóa máy bay F-16 của nước này lên cấp độ Block 70/72, vốn là nền tảng của phi đội tiêm kích nước này.

Cuối cùng vấn đề đã được giải quyết với việc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Thụy Điển gia nhập NATO. Mặc dù vẫn ở một mức giá khá cao, nhưng với 40 máy bay mới và hiện đại hóa 79 chiếc F-16, chi phí cận biên được đặt ra ở mức 23 tỷ đô la.

Cuối cùng vấn đề đã được giải quyết với việc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Thụy Điển gia nhập NATO. Mặc dù vẫn ở một mức giá khá cao, nhưng với 40 máy bay mới và hiện đại hóa 79 chiếc F-16, chi phí cận biên được đặt ra ở mức 23 tỷ đô la.

Tiếp theo rất có thể lệnh cấm bán F-35 sẽ Mỹ được dỡ bỏ, như Thứ trưởng Victoria Nuland đã nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN Turk, Washington yêu cầu Ankara từ bỏ hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Tiếp theo rất có thể lệnh cấm bán F-35 sẽ Mỹ được dỡ bỏ, như Thứ trưởng Victoria Nuland đã nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN Turk, Washington yêu cầu Ankara từ bỏ hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Nếu chúng tôi có thể giải quyết vấn đề với S-400 thì Mỹ sẽ vui lòng đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại chương trình F-35. Chúng tôi đảm bảo rằng Ankara sẽ có lực lượng phòng không mạnh mẽ".

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Nếu chúng tôi có thể giải quyết vấn đề với S-400 thì Mỹ sẽ vui lòng đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại chương trình F-35. Chúng tôi đảm bảo rằng Ankara sẽ có lực lượng phòng không mạnh mẽ".

"Như đã biết đây là một vấn đề khó khăn, ngày nay mọi quốc gia đều cần phòng không, chúng ta thấy điều đó trên khắp thế giới. Nhưng nếu hai bên có thể giải quyết vấn đề này, Đạo luật CAATSA sẽ biến mất và có thể quay lại nói về F-35".

"Như đã biết đây là một vấn đề khó khăn, ngày nay mọi quốc gia đều cần phòng không, chúng ta thấy điều đó trên khắp thế giới. Nhưng nếu hai bên có thể giải quyết vấn đề này, Đạo luật CAATSA sẽ biến mất và có thể quay lại nói về F-35".

Do đó giải pháp cho vấn đề S-400 và F-35 đối với Thổ Nhĩ Kỳ - theo bà Victoria Nuland, là tương đối đơn giản. Washington đề nghị tăng cường hệ thống phòng không của Ankara để thay thế S-400. Nước này nếu chấp nhận thì được quay trở lại chương trình F-35.

Ngay từ tháng 5/2023, Washington đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga cho Ukraine.

Ngay từ tháng 5/2023, Washington đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga cho Ukraine.

Tuy nhiên như Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu tuyên bố, Ankara đã từ chối yêu cầu trên. Nhưng có thể giả định rằng kịch bản như vậy vẫn còn hiệu lực cho đến tận bây giờ.

Tuy nhiên như Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu tuyên bố, Ankara đã từ chối yêu cầu trên. Nhưng có thể giả định rằng kịch bản như vậy vẫn còn hiệu lực cho đến tận bây giờ.

Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang bị bỏ lại với S-400 trong tình thế khá bất lợi. Tất nhiên là họ có hệ thống phòng không tương đối lớn với quy mô 4 tiểu đoàn.

Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang bị bỏ lại với S-400 trong tình thế khá bất lợi. Tất nhiên là họ có hệ thống phòng không tương đối lớn với quy mô 4 tiểu đoàn.

Nhưng trong điều kiện các lệnh trừng phạt khắc nghiệt liên tục nhằm vào Liên bang Nga, câu hỏi về khả năng duy trì tác chiến và đảm bảo kỹ thuật đối với S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề nan giải.

Nhưng trong điều kiện các lệnh trừng phạt khắc nghiệt liên tục nhằm vào Liên bang Nga, câu hỏi về khả năng duy trì tác chiến và đảm bảo kỹ thuật đối với S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề nan giải.

Hiện vẫn chưa biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra lựa chọn nào. Một mặt, việc trao đổi S-400 lấy Patriot và nhận F-35, đồng nghĩa với việc đưa ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ quay lại thời kỳ hoàng kim.

Hiện vẫn chưa biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra lựa chọn nào. Một mặt, việc trao đổi S-400 lấy Patriot và nhận F-35, đồng nghĩa với việc đưa ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ quay lại thời kỳ hoàng kim.

Ankara sẽ lại tham gia sản xuất F-35 với sự đảm bảo về các đơn đặt hàng chế tạo linh kiện trong nhiều thập kỷ tới. Ngoài ra việc "mở khóa" một số dự án chung khác là hoàn toàn khả thi, trong bối cảnh thiếu vũ khí trên khắp thế giới.

Ankara sẽ lại tham gia sản xuất F-35 với sự đảm bảo về các đơn đặt hàng chế tạo linh kiện trong nhiều thập kỷ tới. Ngoài ra việc "mở khóa" một số dự án chung khác là hoàn toàn khả thi, trong bối cảnh thiếu vũ khí trên khắp thế giới.

Mặt khác, chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ năm của riêng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu mang lại kết quả, với việc chiếc KAAN (trước đây gọi là TF-X) sắp thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Mặt khác, chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ năm của riêng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu mang lại kết quả, với việc chiếc KAAN (trước đây gọi là TF-X) sắp thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Nhưng trong mọi trường hợp, tiêm kích KAAN sẽ chỉ sẵn sàng để sản xuất hàng loạt vào cuối thập kỷ này và thực tế là nó sẽ không nhận được đơn đặt hàng nước ngoài.

Nhưng trong mọi trường hợp, tiêm kích KAAN sẽ chỉ sẵn sàng để sản xuất hàng loạt vào cuối thập kỷ này và thực tế là nó sẽ không nhận được đơn đặt hàng nước ngoài.

Mặc dù cuối cùng Ankara có thể sẽ cố gắng “kéo” cả hai dự án. Tuy nhiên sự tham gia quy mô lớn vào hợp tác sản xuất vũ khí chung với các đối tác NATO dự báo sẽ trở thành một yếu tố then chốt.

Mặc dù cuối cùng Ankara có thể sẽ cố gắng “kéo” cả hai dự án. Tuy nhiên sự tham gia quy mô lớn vào hợp tác sản xuất vũ khí chung với các đối tác NATO dự báo sẽ trở thành một yếu tố then chốt.

Quyết định của Ankara liên quan đến hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích F-35 dường như chủ yếu nằm ở khía cạnh chính trị.

Quyết định của Ankara liên quan đến hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích F-35 dường như chủ yếu nằm ở khía cạnh chính trị.

Trong tương lai, chưa ai có thể dám chắc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đồng ý hay cự tuyệt yêu cầu của Mỹ về một chương trình "trao đổi vũ khí" với hai "món hàng" chính là F-35 Lightning II và S-400 Triumf.

Trong tương lai, chưa ai có thể dám chắc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đồng ý hay cự tuyệt yêu cầu của Mỹ về một chương trình "trao đổi vũ khí" với hai "món hàng" chính là F-35 Lightning II và S-400 Triumf.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-nhi-ky-duoc-quay-lai-chuong-trinh-tiem-kich-f-35-neu-tu-bo-he-thong-ten-lua-s-400-post566068.antd