Thổ Nhĩ Kỳ tìm mua 'cuồng phong châu Âu' EF-2000 thay F-16 từ Mỹ

Thổ Nhĩ kỳ đang đàm phán mua 40 chiến đấu cơ thế hệ thứ 4,5 Eurofighter Typhoon (EF-2000) của châu Âu, khi thương vụ F-16 với Mỹ bị trì hoãn.

"Chúng tôi muốn mua Eurofighter Typhoon vì đây là dòng chiến đấu cơ rất hiệu quả", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Gular cho biết trong buổi điều trần tại quốc hội hôm 16/11.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Gular nói Ankara đã nhận được sự đồng ý của London và Madrid, thêm rằng hai nước này đang thuyết phục Berlin thông qua thương vụ bán chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Gular nói Ankara đã nhận được sự đồng ý của London và Madrid, thêm rằng hai nước này đang thuyết phục Berlin thông qua thương vụ bán chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon.

"Nếu có thể, chúng tôi muốn mua 40 chiếc Eurofighter Typhoon", Bộ trưởng Yasar Gular cho hay.

Kênh Al Arabiya TV, trụ sở tại Arab Saudi, dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Tổng thống Tayyip Erdogancó thể đề nghị Thủ tướng Olaf Scholz đồng ý bán tiêm kích Eurofighter Typhoon trong chuyến thăm Đức sắp tới.

Kênh Al Arabiya TV, trụ sở tại Arab Saudi, dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Tổng thống Tayyip Erdogancó thể đề nghị Thủ tướng Olaf Scholz đồng ý bán tiêm kích Eurofighter Typhoon trong chuyến thăm Đức sắp tới.

Một số quan chức Đức cho hay ông Scholz nhiều khả năng sẽ từ chối, trong bối cảnh quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO đang căng thẳng.

Một số quan chức Đức cho hay ông Scholz nhiều khả năng sẽ từ chối, trong bối cảnh quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO đang căng thẳng.

Ankara trước đó hứng chịu nhiều chỉ trích từ các đồng minh NATO, trong đó có Đức, liên quan việc nước này mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Ankara trước đó hứng chịu nhiều chỉ trích từ các đồng minh NATO, trong đó có Đức, liên quan việc nước này mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Việc chính quyền ông Erdogan gần đây trì hoãn phê chuẩn Thụy Điển gia nhập NATO và lên án Israel trong xung đột ở Dải Gaza cũng khiến quan hệ hai bên tiếp tục xấu đi.

Việc chính quyền ông Erdogan gần đây trì hoãn phê chuẩn Thụy Điển gia nhập NATO và lên án Israel trong xung đột ở Dải Gaza cũng khiến quan hệ hai bên tiếp tục xấu đi.

Eurofighter Typhoon là mẫu tiêm kích thứ hệ thứ tư do 4 nước châu Âu gồm Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italy hợp tác phát triển, vì vậy việc mua dòng chiến đấu cơ này phải được các thành viên phát triển cho phép.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon trong bối cảnh thương vụ tiêm kích F-16 từ Mỹ đang bị trì hoãn.

Mỹ tuyên bố sẽ chỉ đồng ý bán tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara phê chuẩn Thụy Điển vào NATO, song nước này chưa đáp ứng.

Mỹ tuyên bố sẽ chỉ đồng ý bán tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara phê chuẩn Thụy Điển vào NATO, song nước này chưa đáp ứng.

Chính vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ phải tìm đến các giải pháp thay thế trong trường hợp thương vụ mua F-16 với Mỹ không thành công, điều đã từng xảy ra với tiêm kích tàng hình F-35 trước đây.

Eurofighter Typhoon hay còn gọi là EF-2000 là dòng chiến đấu hai động cơ do một số quốc gia châu Âu cùng hợp tác phát triển.

Dự án này là nỗ lực chung do một liên doanh tập đoàn bao gồm Airbus, BAE Systems và Leonardo dẫn đầu với sự tham gia của các quốc gia là Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Từ khái niêm chiếm ưu thế trên không, Eurofighter Typhoon đã phát triển thành một máy bay chiến đấu đa chức năng, rất linh hoạt, có khả năng thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Eurofighter Typhoon đã chứng tỏ hiệu suất chiến đấu trong những lần thực chiến, bao gồm cả lần đầu thực chiến tại Libya năm 2011, ở đây chúng đã thể hiện tính hiệu quả trong các nhiệm vụ trinh sát và tấn công mặt đất.

Eurofighter Typhoon được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của mỗi quốc gia trong khi vẫn duy trì một nền tảng chung cho các quốc gia cùng phát triển cũng như xuất khẩu.

Hiện phiên bản mới nhất của dòng chiến đấu cơ này mang định danh Eurofighter Typhoon Tranche 3 được trang bị thêm thùng nhiên liệu phụ, cùng với đó là việc nâng cấp hệ thống điện tử trang bị trên máy bay.

Phiên bản này được lắp đặt radar mảng pha chủ động Captor-E AESA.

Radar mảng pha chủ động Captor-E được phát triển để dần thay thế radar cũ Captor-M, giúp cho máy bay này trở nên đáng gờm hơn trong các tình huống chiến đấu.

Eurofighter Typhoon của Kuwait sẽ là lô sản xuất hàng loạt đầu tiên trang bị radar mảng pha chủ động Captor-E.

Các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của không quân Kuwait được trang bị pháo Mauser BK 27mm, cũng như lắp được nhiều chủng loại vũ khí khác nhau cho từng nhiệm vụ.

Tiêm kích Eurofighter Typhoon được chế tạo từ vật liệu tổng hợp: sợi các bon, nhôm lithi, titan… giúp máy bay có khả năng bán tàng hình.

Ngoài ra với kiểu thiết kế cánh tam giác kết hợp cánh mũi cung cấp khả năng linh hoạt cao, lực cản thấp và tăng lực nâng.

Đặc biệt, tiêm kích Eurofighter Typhoon có khả năng bay siêu âm mà không cần sử dụng buồng đốt lần 2. Ngoài Eurofighter Typhoon thì chỉ có F-22 làm được điều này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-nhi-ky-tim-mua-cuong-phong-chau-au-ef-2000-thay-f-16-tu-my-post558416.antd