Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary cùng phê duyệt Phần Lan gia nhập NATO

Dự luật mời Phần Lan gia nhập NATO được thông qua tại quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, dọn đường cho nước Bắc Âu vào liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này.

Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/3 trở thành nước cuối cùng trong số 30 thành viên NATO chấp thuận Phần Lan gia nhập liên minh quân sự, một tuần sau khi Ủy ban Đối ngoại Quốc hội của Ankara ủng hộ động thái với số phiếu tuyệt đối.

Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/3 trở thành nước cuối cùng trong số 30 thành viên NATO chấp thuận Phần Lan gia nhập liên minh quân sự, một tuần sau khi Ủy ban Đối ngoại Quốc hội của Ankara ủng hộ động thái với số phiếu tuyệt đối.

"Tư cách thành viên NATO sẽ củng cố an ninh cho Phần Lan, đồng thời cải thiện ổn định và an ninh trên khu vực biển Baltic cùng Bắc Âu", chính phủ Phần Lan tuyên bố sau khi nhận thông tin về quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Tư cách thành viên NATO sẽ củng cố an ninh cho Phần Lan, đồng thời cải thiện ổn định và an ninh trên khu vực biển Baltic cùng Bắc Âu", chính phủ Phần Lan tuyên bố sau khi nhận thông tin về quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO, văn bản sẽ được trình cho Tổng thống Tayyip Erdogan phê duyệt.

Sau khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO, văn bản sẽ được trình cho Tổng thống Tayyip Erdogan phê duyệt.

Thổ Nhĩ Kỳ sau đó gửi hồ sơ chấp thuận thành viên mới cho Mỹ, nơi lưu ký của NATO theo thỏa thuận thành lập liên minh.

Thổ Nhĩ Kỳ sau đó gửi hồ sơ chấp thuận thành viên mới cho Mỹ, nơi lưu ký của NATO theo thỏa thuận thành lập liên minh.

Trườc đó, quốc hội Hungary ngày 27/3 bỏ phiếu ủng hộ kết nạp Phần Lan vào liên minh quân sự NATO, trong khi để ngỏ khả năng gia nhập của Thụy Điển.

Trườc đó, quốc hội Hungary ngày 27/3 bỏ phiếu ủng hộ kết nạp Phần Lan vào liên minh quân sự NATO, trong khi để ngỏ khả năng gia nhập của Thụy Điển.

Với 182 phiếu thuận, 6 phiếu chống, quốc hội Hungary ngày 27/3 ủng hộ Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO - liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt.

Với 182 phiếu thuận, 6 phiếu chống, quốc hội Hungary ngày 27/3 ủng hộ Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO - liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt.

Một quốc gia muốn gia nhập NATO cần được sự nhất trí của toàn bộ 30 thành viên.

Một quốc gia muốn gia nhập NATO cần được sự nhất trí của toàn bộ 30 thành viên.

Sau khi được tất cả các nước thành viên chấp thận, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chính thức mời Phần Lan gia nhập liên minh.

Sau khi được tất cả các nước thành viên chấp thận, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chính thức mời Phần Lan gia nhập liên minh.

Phần Lan cũng sẽ phải gửi thêm đến Mỹ văn bản ký bởi Bộ Ngoại giao về chấp nhận gia nhập và thực thi hiệp ước, rồi trở thành thành viên chính thức của NATO.

Phần Lan cũng sẽ phải gửi thêm đến Mỹ văn bản ký bởi Bộ Ngoại giao về chấp nhận gia nhập và thực thi hiệp ước, rồi trở thành thành viên chính thức của NATO.

Thụy Điển và Phần Lan hồi tháng 5/2022 kết thúc hàng thập kỷ duy trì chính sách không liên kết về quân sự và nộp đơn xin gia nhập NATO.

Thụy Điển và Phần Lan hồi tháng 5/2022 kết thúc hàng thập kỷ duy trì chính sách không liên kết về quân sự và nộp đơn xin gia nhập NATO.

Tuy nhiên, tiến trình gia nhập liên minh quân sự NATO của Phần Lan suôn sẻ hơn so với Thụy Điển.

Tuy nhiên, tiến trình gia nhập liên minh quân sự NATO của Phần Lan suôn sẻ hơn so với Thụy Điển.

Chính quyền của Tổng thống Erdogan yêu cầu hai quốc gia Bắc Âu này trước tiên phải dỡ lệnh cấm vận vũ khí với Ankara, dẫn độ các phần tử mà họ cho là khủng bố, điều tra hoạt động của Đảng Lao động người Kurd trên lãnh thổ của họ.

Chính quyền của Tổng thống Erdogan yêu cầu hai quốc gia Bắc Âu này trước tiên phải dỡ lệnh cấm vận vũ khí với Ankara, dẫn độ các phần tử mà họ cho là khủng bố, điều tra hoạt động của Đảng Lao động người Kurd trên lãnh thổ của họ.

Phần Lan và Thụy Điển đã chấp nhận những đề nghị của Ankara trong một bản ghi nhớ 3 bên hồi tháng 6/2022.

Phần Lan và Thụy Điển đã chấp nhận những đề nghị của Ankara trong một bản ghi nhớ 3 bên hồi tháng 6/2022.

Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý với những gì Phần Lan thực thiện trong khi cho rằng, Thụy Điển không đáp ứng được các cam kết đưa ra.

Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý với những gì Phần Lan thực thiện trong khi cho rằng, Thụy Điển không đáp ứng được các cam kết đưa ra.

Ông Erdogan cho biết, điều này "phụ thuộc trực tiếp vào những bước đi cụ thể của Thụy Điển trong việc chống chủ nghĩa khủng bố".

Ông Erdogan cho biết, điều này "phụ thuộc trực tiếp vào những bước đi cụ thể của Thụy Điển trong việc chống chủ nghĩa khủng bố".

Thủ tướng Hungary Viktor Orban ban đầu cam kết ủng hộ cả Phần Lan và Thụy Điển, nhưng sau đó nói rằng, trước tiên ông sẽ phải có "những cuộc thảo luận nghiêm túc" về vai trò của hai nước này về việc "lan truyền những thông tin sai lệch về Hungary".

Thủ tướng Hungary Viktor Orban ban đầu cam kết ủng hộ cả Phần Lan và Thụy Điển, nhưng sau đó nói rằng, trước tiên ông sẽ phải có "những cuộc thảo luận nghiêm túc" về vai trò của hai nước này về việc "lan truyền những thông tin sai lệch về Hungary".

Sau đó, chính quyền của ông Orban đã dỡ bỏ rào cản đối với Phần Lan, nhưng chưa tạo điều kiện để Thụy Điển gia nhập NATO.

Sau đó, chính quyền của ông Orban đã dỡ bỏ rào cản đối với Phần Lan, nhưng chưa tạo điều kiện để Thụy Điển gia nhập NATO.

Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng, Phần Lan "đã có những bước đi cụ thể" để đáp ứng yêu cầu của Ankara, trong khi Thụy Điển thì chưa.

Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng, Phần Lan "đã có những bước đi cụ thể" để đáp ứng yêu cầu của Ankara, trong khi Thụy Điển thì chưa.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trong khi đó tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng khi nước này và Phần Lan nên được gia nhập NATO cùng lúc, cho rằng điều này có lợi cho việc phòng thủ.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trong khi đó tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng khi nước này và Phần Lan nên được gia nhập NATO cùng lúc, cho rằng điều này có lợi cho việc phòng thủ.

"Ai cũng biết chúng ta có quan hệ quân sự rất thân thiết và đó là lý do chúng ta cùng nhau bắt đầu quá trình gia nhập NATO. Mọi thứ có thể trở nên phức tạp nếu một nước gia nhập liên minh NATO còn nước kia thì chưa. Đó là thực tế", ông Kristersson nói.

"Ai cũng biết chúng ta có quan hệ quân sự rất thân thiết và đó là lý do chúng ta cùng nhau bắt đầu quá trình gia nhập NATO. Mọi thứ có thể trở nên phức tạp nếu một nước gia nhập liên minh NATO còn nước kia thì chưa. Đó là thực tế", ông Kristersson nói.

“Phần Lan và Thụy Điển cung cấp đảm bảo an ninh. Chúng tôi có khả năng làm điều này tại khu vực của mình, giúp tất cả thành viên NATO cùng hưởng lợi, đương nhiên có cả Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Kristersson nói thêm.

“Phần Lan và Thụy Điển cung cấp đảm bảo an ninh. Chúng tôi có khả năng làm điều này tại khu vực của mình, giúp tất cả thành viên NATO cùng hưởng lợi, đương nhiên có cả Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Kristersson nói thêm.

“Chúng tôi bắt đầu quá trình này cùng nhau, tiến hành cùng nhau và muốn hoàn thành cùng nhau”, ông Kristersson kết luận.

“Chúng tôi bắt đầu quá trình này cùng nhau, tiến hành cùng nhau và muốn hoàn thành cùng nhau”, ông Kristersson kết luận.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-nhi-ky-va-hungary-cung-phe-duyet-phan-lan-gia-nhap-nato-post535547.antd