Thời đại bãi rác thời trang
Quần áo được sản xuất bền vững không thể cạnh tranh về giá với thời trang nhanh vì chất lượng của nó quá thấp.
Theo SCMP, các thương hiệu thời trang sang trọng như Gucci hay nhãn hàng đường phố cao cấp như H&M coi tính bền vững là yếu tố then chốt trong chiến lược sản xuất.
Hiện nay, môi trường đang bị ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu và ô nhiễm. Đây là lý do chính để nhiều thương hiệu cho ra mắt các sản phẩm có ý thức về môi trường, giảm lãng phí nguyên liệu.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất khi nói đến thời trang bền vững là giá tiền. Liệu quần áo và phụ kiện được làm từ trách nhiệm của những người lao động có đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu?
Chất lượng hay giá tiền?
Ngành công nghiệp thời trang nhanh chứng kiến sự tiêu thụ lượng lớn quần áo nhờ giá thành rẻ. Những nhà sản xuất chỉ chú trọng đến số lượng bán ra mà không quan tâm đến sự lãng phí và tiềm ẩn nguy cơ phá hoại môi trường.
Bên cạnh đó, hầu hết người tiêu dùng trên khắp thế giới - những người sống với mức lương tối thiểu ở các nước đang phát triển - đều lựa chọn mua món đồ giá rẻ được làm từ cửa hàng bán đồ may mặc bình dân.
Vậy, nếu thu nhập của bạn chỉ ở mức trung bình, làm thế nào để chi trả cho những trang phục thân thiện với môi trường?
Nhà báo Dana Thomas: "Tại sao chúng ta mặc gì lại quan trọng?"
Quần áo, phụ kiện thân thiện với môi trường hoàn toàn có thể có giá cả phải chăng. Thời trang bền vững đã tồn tại trong nhiều thập kỷ trước khi thời trang nhanh tăng tỷ suất lợi nhuận.
Đó là lý do Bernard Arnault của LVMH và Amancio Ortega của Inditex là những thương hiệu giàu nhất thế giới. Khi cuốn sách đầu tiên của Dana Thomas ra mắt, giá trị trung bình của túi xách hàng hiệu cao gấp 12 lần chi phí sản xuất. Hiện nay, mức giá tăng khoảng 25 lần. Lý do khiến nhiều người không thể mua được thời trang bền vững chính là lòng tham của các công ty.
Kể từ đó, thời trang nhanh xuất hiện và khiến tình hình phức tạp thêm vì giá bán quá thấp.
Toàn bộ ngành công nghiệp thời trang ép các nhà sản xuất mức giá thấp đến "vô nhân đạo". Do đó, những bộ quần áo có giá rẻ vì người lao động làm ra chúng hầu hết không được trả mức lương xứng đáng.
Nhiều người vẫn giữ quan điểm ưu tiên số lượng hơn chất lượng. Vì vậy, lượng rác thải từ thời trang nhanh ngày càng lớn và trở thành mối nguy hại cho môi trường.
Họ vẫn cho rằng quần áo bền vững là xa xỉ và họ không thể chi trả nhiều tiền để mua chúng.
Hiểu được tâm lý người tiêu dùng, nhiều thương hiệu có ý thức về môi trường đang sản xuất quần áo với giá cả phải chăng.
Giá của chúng có thể cao hơn 20% so với quần áo thời trang nhanh nhưng chất lượng vượt trội và tác động lớn lên môi trường.
Nhà báo Clare Press: "Khủng hoảng tủ quần áo về thời trang bền vững"
"Đây là sự khó khăn vì mọi người muốn những bộ quần áo đẹp phải phù hợp túi tiền của họ. Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta cần xem xét lại suy nghĩ của mình", cô nói với SCMP.
- Quần áo đẹp: Không ai trong chúng ta sẵn sàng chi tiền để mua về trang phục xấu, lỗi mốt. Đối với Clare Press, thời trang là công bằng. Quần áo tốt được làm có trách nhiệm vì vậy sẽ có giá đắt.
- Giá cả phải chăng: Hệ thống thời trang nhanh phù hợp túi tiền cho những người muốn mua quần áo theo xu hướng để thay đổi thường xuyên.
Song, nếu bạn chọn cách đầu tư như trên cho trang phục, dường như bạn đang bị thời trang nhanh "đánh lừa" và số tiền bỏ ra có thể cao hơn so với quần áo bền vững.
- Ảnh hưởng đến môi trường: Những loại vải giá rẻ không có khả năng phân hủy sinh học. Hãy xem xét khối lượng quần áo mà mỗi người vứt bỏ khi xu hướng đó quá đi. Chúng ta thực sự đang sống trong thời đại của bãi rác thời trang.
Diễn viên Christina Dean: "Chất lượng quan trọng hơn số lượng"
Việc sản xuất có trách nhiệm sẽ giúp thay đổi tâm lý của người tiêu dùng. Hầu hết người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả, kiểu dáng và sự phù hợp. Vì vậy, việc duy trì khả năng chi trả đồng thời tạo ra sự bền vững rất quan trọng.
Vấn đề cần giải quyết của các nhãn hiệu là giảm sản xuất và tiêu thụ, hướng tới việc thiết kế lại hệ thống. Thương hiệu cần bán ít mặt hàng hơn nhưng chất lượng phải tồn tại lâu. Như vậy, sẽ ít sản phẩm bị vứt bỏ và giảm thiểu được sự ô nhiễm.
Nhà báo Bandana Tewari: "Mua ít đi nhưng hãy chọn những thứ có giá trị"
Giá cả có thể giao động trong thị trường biến động nhưng giá trị là không thể thay đổi. "Lời khuyên của tôi là hãy mua ít đi nhưng sắm những thứ có giá trị. Đừng làm tổn hại đến môi trường bằng danh nghĩa là tiết kiệm", cô chia sẻ.
"Cách suy nghĩ này chính là lý do khiến chúng ta biết chịu trách nhiệm về môi trường. Đừng vì lòng tham của cá nhân làm ảnh hưởng đến tập thể", Bandana Tewari chia sẻ thêm.
Nguồn Znews: https://zingnews.vn/thoi-dai-bai-rac-thoi-trang-post1247743.html