Thời hạn tiếp nhận S-500 Prometheus của Nga bị trì hoãn tới 10 năm

Nga chưa thể sớm đưa hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-500 Prometheus vào trực chiến theo đúng tiến độ đề ra ban đầu.

Thời gian qua xuất hiện nhiều thông tin cho biết lực lượng phòng không Nga sẽ nhận được tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-500 Prometheus ngay trong năm 2020 và hệ thống đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu vào năm 2021.

 Nhận định trên càng có cơ sở khi giới chức quốc phòng Nga thời gian qua đã nhiều lần khẳng định công việc sản xuất S-500 Prometheus đang được tiến hành tích cực.

Nhận định trên càng có cơ sở khi giới chức quốc phòng Nga thời gian qua đã nhiều lần khẳng định công việc sản xuất S-500 Prometheus đang được tiến hành tích cực.

 Các kíp vận hành tổ hợp phòng không tối tân này đang được đào tạo một cách khẩn trương và thậm chí Nga còn vừa mới đưa radar cảnh giới của S-500 sang Syria để thử nghiệm.

Các kíp vận hành tổ hợp phòng không tối tân này đang được đào tạo một cách khẩn trương và thậm chí Nga còn vừa mới đưa radar cảnh giới của S-500 sang Syria để thử nghiệm.

 Tuy nhiên mới đây trang REGNUM dẫn nguồn tin quân sự Nga lại khẳng định rằng quá trình đưa S-500 chính thức trực chiến không thể sớm hơn năm 2025.

Tuy nhiên mới đây trang REGNUM dẫn nguồn tin quân sự Nga lại khẳng định rằng quá trình đưa S-500 chính thức trực chiến không thể sớm hơn năm 2025.

 Điều này tức là so với mốc kỳ vọng ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đó là Prometheus sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015 thì tiến độ đã bị chậm tới đúng 10 năm.

Điều này tức là so với mốc kỳ vọng ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đó là Prometheus sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015 thì tiến độ đã bị chậm tới đúng 10 năm.

 "Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đầy hứa hẹn mang tên S-500 Prometheus từng được cho là sẽ đi vào hoạt động trong lực lượng vũ trang Nga ngay trong năm 2015", báo cáo của REGNUM nêu rõ.

"Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đầy hứa hẹn mang tên S-500 Prometheus từng được cho là sẽ đi vào hoạt động trong lực lượng vũ trang Nga ngay trong năm 2015", báo cáo của REGNUM nêu rõ.

 "Nhưng theo dữ liệu mới nhất, tổ hợp S-500 sẽ không được chuyển giao cho quân đội Nga cho đến năm 2025".

"Nhưng theo dữ liệu mới nhất, tổ hợp S-500 sẽ không được chuyển giao cho quân đội Nga cho đến năm 2025".

 "Bất chấp thực tế này, vũ khí trên vẫn được coi là hiệu quả đáng kinh ngạc trong cuộc chiến chống lại các mục tiêu khí động học và đạn đạo" REGNUM chú thích thêm.

"Bất chấp thực tế này, vũ khí trên vẫn được coi là hiệu quả đáng kinh ngạc trong cuộc chiến chống lại các mục tiêu khí động học và đạn đạo" REGNUM chú thích thêm.

 Ngoài REGNUM, trang Avia của Nga còn cho biết: "S-500 Prometheus có thể phát hiện mục tiêu trong bán kính 800 km và tấn công tiêu diệt chúng ở khoảng cách 600 km”.

Ngoài REGNUM, trang Avia của Nga còn cho biết: "S-500 Prometheus có thể phát hiện mục tiêu trong bán kính 800 km và tấn công tiêu diệt chúng ở khoảng cách 600 km”.

 “S-500 hứa hẹn sẽ dẫn đầu phân khúc trong khoảng thời gian 5 năm và thậm chí 15 năm nữa. Chúng kết hợp với các hệ thống phòng không phòng không khác có thể cung cấp phạm vi bảo vệ cho diện tích gần 300 nghìn km2", chuyên gia của Avia nói.

“S-500 hứa hẹn sẽ dẫn đầu phân khúc trong khoảng thời gian 5 năm và thậm chí 15 năm nữa. Chúng kết hợp với các hệ thống phòng không phòng không khác có thể cung cấp phạm vi bảo vệ cho diện tích gần 300 nghìn km2", chuyên gia của Avia nói.

 Mặc dù được Nga quảng cáo rất hoành tráng nhưng theo nhận định của phương Tây thì thậm chí S-500 chưa ra đời đã sớm lạc hậu, đây là nguyên nhân chính khiến Nga liên tục trì hoãn thời gian đưa Prometheus vào trang bị để sửa lỗi.

Mặc dù được Nga quảng cáo rất hoành tráng nhưng theo nhận định của phương Tây thì thậm chí S-500 chưa ra đời đã sớm lạc hậu, đây là nguyên nhân chính khiến Nga liên tục trì hoãn thời gian đưa Prometheus vào trang bị để sửa lỗi.

 Lấy ví dụ khi đặt cạnh tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIB của Mỹ, tên lửa của Mỹ có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với đạn 77N6 nhưng lại vượt trội trên mọi thông số.

Lấy ví dụ khi đặt cạnh tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIB của Mỹ, tên lửa của Mỹ có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với đạn 77N6 nhưng lại vượt trội trên mọi thông số.

 Cụ thể, tầm xa của tên lửa SM-3 Block IIB đạt tới con số khủng khiếp là 2.500 km, trần bay trên 250 km, vượt xa thông số kỹ thuật của S-500.

Cụ thể, tầm xa của tên lửa SM-3 Block IIB đạt tới con số khủng khiếp là 2.500 km, trần bay trên 250 km, vượt xa thông số kỹ thuật của S-500.

 Thậm chí đặt cạnh Arrow 4 đang được Israel phát triển thì S-500 cũng đã tụt hậu khi thua kém tương tự về cự ly tác chiến và tầm cao diệt mục tiêu.

Thậm chí đặt cạnh Arrow 4 đang được Israel phát triển thì S-500 cũng đã tụt hậu khi thua kém tương tự về cự ly tác chiến và tầm cao diệt mục tiêu.

 Không chỉ có vậy, do kích thước rất lớn của tên lửa 77N6 nhưng tầm bắn lại ngắn khiến các chuyên gia nhận xét Nga vẫn chưa làm chủ được công nghệ đánh chặn động năng.

Không chỉ có vậy, do kích thước rất lớn của tên lửa 77N6 nhưng tầm bắn lại ngắn khiến các chuyên gia nhận xét Nga vẫn chưa làm chủ được công nghệ đánh chặn động năng.

 Công nghệ này có ưu điểm là mang lại độ chính xác tuyệt đối khiến Nga rất mong mỏi sẽ làm chủ được, nhưng thực tế S-500 sẽ vẫn phải dựa vào đầu đạn lớn để bắn hạ mục tiêu.

Công nghệ này có ưu điểm là mang lại độ chính xác tuyệt đối khiến Nga rất mong mỏi sẽ làm chủ được, nhưng thực tế S-500 sẽ vẫn phải dựa vào đầu đạn lớn để bắn hạ mục tiêu.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-thoi-han-tiep-nhan-s500-prometheus-cua-nga-bi-tri-hoan-toi-10-nam/838370.antd