Thời kỳ suy thoái ở Đức sắp qua?

Thế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ từ những thay đổi này.

Cảng hàng hóa tại Hamburg, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Cảng hàng hóa tại Hamburg, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Trang tin Tagesschau dẫn nhận định của ông Jörg Krämer, chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Commerzbank, nhấn mạnh điều làm nên sự đặc biệt của Đức là sự đa dạng. Đức không chỉ là nơi đặt trụ sở chính của nhiều tập đoàn lớn, hoạt động toàn cầu mà còn có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, xương sống của nền kinh tế Đức. Đây là những công ty rất linh hoạt và đã tạo ra rất nhiều việc làm trong quá khứ, họ cũng trả lương rất cao và thường là những công ty đổi mới, dẫn đầu thị trường thế giới trong các lĩnh vực ngách của họ.

Nền tảng đang sụp đổTrong nhiều thập kỷ, các công ty vừa và nhỏ của Đức, chiếm hơn 99% số doanh nghiệp ở nước này, đã được hưởng lợi từ toàn cầu hóa, tức là sự phân công lao động toàn cầu. Nhiều công ty – dù là tập đoàn toàn cầu hay công ty vừa và nhỏ – đã tận dụng được tối đa phương châm "sản xuất đúng lúc". Vấn đề duy nhất là nền tảng cho sự thành công này, tức sự phân công lao động toàn cầu, không còn vận hành trơn tru nữa. Năng lượng trở nên đắt đỏ hơn, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Các đối thủ cạnh tranh mới đang gia nhập thị trường, đặt ra những tiêu chuẩn khác nhau về hoạt động và cách thức thực hiện. Nhà kinh tế học Martin Lück nói: "Mỗi ngày chúng ta lại thấy vai trò của các siêu cường thay đổi và điều này tất nhiên ảnh hưởng đến nhiều quốc gia tham gia sâu rộng vào thương mại toàn cầu". Đức là một trong số những quốc gia như vậy, nên không có gì ngạc nhiên khi các công ty công nghiệp Đức hiện vấp phải nhiều khó khăn.

Những dự báo tiêu cựcNhiều tổ chức và viện nghiên cứu tỏ ra bi quan hơn về triển vọng kinh tế Đức. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán, trong năm 2025 Đức tăng trưởng chậm hơn bất kỳ quốc gia công nghiệp nào khác.

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank), Joachim Nagel vẫn tin rằng ít nhất Đức vẫn có thể đạt được một mức tăng trưởng nhỏ trong năm nay: "Đối với nền kinh tế Đức, giai đoạn khô hạn kéo dài đang dần kết thúc", nhưng tình hình vẫn còn nhiều thách thức.

Luôn có khủng hoảngTuy nhiên, những gì đang diễn ra hiện nay không phải là điều quá bất thường. Chuyên gia Werner Plumpe, nhà sử học kinh tế tại Frankfurt, viết: "Luôn luôn có những biến động và cạnh tranh kinh tế", thậm chí không cần phải nhìn lại quá khứ xa xôi: năm 2008-2009 đã xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2012, đồng euro bắt đầu chao đảo. Sau đó, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã đẩy vô số công ty vào cảnh phá sản.

Giờ đây, xung đột thương mại leo thang lại đang trở thành vấn đề lớn khác. "Sau mỗi cuộc khủng hoảng lại có một cuộc khủng hoảng khác, nhưng ở cấp độ công nghệ khác, cấp độ cấu trúc khác", ông Plumpe nói. "Người ta chỉ nên lo lắng khi không có gì mới, khi nhân loại thiếu cả điều kiện tiên quyết lẫn nhận thức công nghệ để tạo ra một cái gì đó mới". Khủng hoảng luôn là một phần của phát triển.

Cải cách không tránh khỏi “đau đớn”Các công ty đang thích ứng với những điều kiện thay đổi. Các mô hình kinh doanh được xem xét lại kỹ lưỡng, các phòng ban bị thu hẹp quy mô, đôi khi thậm chí đóng cửa toàn bộ cơ sở hoặc bán các công ty con. Những quá trình thay đổi sâu sắc như vậy không tránh khỏi "đau đớn”.

Đối với nhiều nhân viên, trải nghiệm cay đắng là khi họ nhận ra công sức và chuyên môn của mình không còn được công ty săn đón nữa. Những nhân viên lâu năm phải chứng kiến đồng nghiệp mới được tuyển dụng được ưu ái vì họ mang đến những giá trị khác biệt. Từ góc độ chiến lược, những thay đổi này lại là những quyết định sáng suốt cho các doanh nghiệp.

Chi tiền thôi chưa đủ mà cần đổi mớiCác nhà kinh tế cho rằng trong những quá trình thay đổi sâu sắc như vậy, Đức có thể học hỏi từ các quốc gia khác, ví dụ như lòng dũng cảm để thử những điều mới mẻ. "Sự cởi mở với công nghệ cũng rất quan trọng", ông Chris-Oliver Schickentanz từ công ty quản lý tài sản Capitell AG cho biết.Chuyên gia Holger Schmieding thuộc ngân hàng Berenberg nói: "Ở Đức, chúng ta luôn ngay lập tức nói đến rủi ro của công nghệ mới thay vì xem xét những cơ hội mà các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại. Cải cách là cần thiết. Chúng ta có thể học cách đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và bớt tỉ mỉ quá mức trong quy định".Các quốc gia khác thường nhanh nhẹn hơn trong việc tạo ra các điều kiện khuôn khổ tốt hơn cho doanh nghiệp. Ví dụ, chuyên gia kinh tế Krämer của Commerzbank đề cập đến các quốc gia Baltic, "những quốc gia đã thành công trong phát triển vai trò tiên phong của số hóa trong một thời gian tương đối ngắn".Tiềm năng của ĐứcThế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, và cạnh tranh ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ hơn từ những quá trình thay đổi này, một phần là do Đức có nền tảng vững chắc để phát triển. Nền tảng này bao gồm hệ thống giáo dục, cũng như đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản trong nước và nhiều nghiên cứu cơ bản chất lượng cao tại các trường đại học.Với gói tài khóa mới của chính phủ liên bang và cải cách hệ thống phanh nợ được ghi trong hiến pháp, các doanh nghiệp Đức sẽ một lần nữa có động lực để đầu tư.Chuyên gia kinh tế Martin Lück tin tưởng: "Điều này ít nhất sẽ tạo ra một cú hích kinh tế". Về tranh chấp thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thương mại trên toàn cầu, ông cho rằng: "Nếu Mỹ không còn hấp dẫn đầu tư, thì ai sẽ là người thay thế? Đó chính là lúc châu Âu vào cuộc – và đặc biệt là Đức. Do đó, chúng ta cần lạc quan một cách thận trọng".Điều làm nên sự đặc biệt của Đức chính là khả năng thích ứng dưới áp lực lớn và điều kiện khó khăn, từ đó thích nghi với những thách thức bên ngoài.

Thu Hằng/BNEWS/vnanet.vn

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/thoi-ky-suy-thoai-o-duc-sap-qua/381586.html