Thói quen xấu khi ăn khiến gia đình 3 người cùng mắc ung thư
Nếu một thành viên bị ung thư, xác suất những người khác trong nhà mắc bệnh cũng cao hơn.
Gia đình Xiu Xiu sống ở thành phố Nhạc Thanh (Chiết Giang, Trung Quốc). Mẹ của anh Xiu Xiu bị ung thư phổi nhiều năm nên gia đình phải bỏ gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm để chữa bệnh.
Khó khăn chồng chéo khó khăn, vào tháng 9 vừa qua, vợ của anh cũng bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Cùng thời điểm này, Xiu Xiu bị tụt cân nghiêm trọng, anh không thể làm nhiều việc như trước. Xiu Xiu bị ốm kéo dài hơn một tháng, khi đi khám phát hiện ung thư phổi đã di căn.
Xiu Xiu hoang mang không hiểu lý do tại sao gia đình anh lại có 3 người cùng mắc bệnh ung thư, rồi mọi chuyện cũng được sáng tỏ - nguồn gốc của căn bệnh đến từ những đôi đũa mốc lâu không sử dụng. Xiu Xiu thật sự không biết những đôi đũa mà gia đình anh sử dụng lại là đũa mốc.
Đũa mốc sẽ trở thành nơi sản sinh ra các loại vi khuẩn nấm mốc gây bệnh. Nhiều người dân không có thói quen phơi khô đũa. Sau khi rửa, họ cất khi đũa vẫn còn ướt. Thế nhưng, trong môi trường ẩm, những loại đũa làm từ gỗ trở thành nơi sinh trưởng cho nấm aspergillus flavus - một trong những loại nấm có chứa độc tố gây ung thư.
Nghiêm trọng hơn, theo Tổ chức Y tế thế giới, đũa mốc còn sinh ra aflatoxin loại chất độc gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan.
Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây quái thai, gây ung thư. Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất. Nếu hấp thu 2,5 mg aflatoxin trong 89 ngày, chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.
Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao, lên đến hơn 280 độ C. Vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng. Để phòng tránh bệnh tật, mọi người phải nắm được những phương diệt khuẩn khoa học. Tốt nhất là nên mang đũa phơi nắng sau khi sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thay đổi đũa sử dụng nếu đũa có dấu hiệu lên nấm mốc, mùi hôi.
Ngoài ra, ung thư không lây nhưng vi trùng gây ra một số bệnh ung thư có thể lây. Ví dụ, Helicobacter pylori có thể lây truyền qua nước bọt và các bữa ăn chung. Nếu một người nào đó trong gia đình mang vi khuẩn Helicobacter pylori và cả nhà thường ăn chung với nhau, các thành viên khác dễ bị lây nhiễm, gây ra các bệnh về dạ dày. Những cảm xúc tiêu cực bị gọi là "tính cách ung thư" dễ dẫn đến các bệnh khác nhau. Các thành viên không hòa thuận, nhất là tình cảm vợ chồng căng thẳng, sẽ gây ra bệnh "ung thư gia đình".
Mặc dù cơ chế sinh bệnh của ung thư chưa rõ ràng nhưng di truyền là một nguy cơ. Ung thư phổi, bệnh bạch cầu và u nguyên bào võng mạc có khuynh hướng di truyền nhất định.
Trang Dung (Lược dịch)