Thời tiết lạnh đột ngột nên ăn gì để tránh cảm lạnh, cảm cúm?

Nhiệt độ suy giảm khiến sức đề kháng của bạn suy yếu, nguy cơ virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến những chứng bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh. Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh cực hiệu quả trong tiết trời chuyển lạnh đột ngột.

Súp gà giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch.

Súp gà giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch.

Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh

Ăn súp gà

Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là thuốc quý trong Đông y có khả năng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Tuy nhiên, khi nấu súp gà, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.

Bổ sung nghệ vào các món ăn

Nghệ là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.

Nghệ cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn, có tính kháng viêm mạnh.

Nghệ cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn, có tính kháng viêm mạnh.

Bổ sung thịt bò

Một chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung vào cơ thể khi bị bệnh cảm cúm là kẽm. Chất khoáng này giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm hoành hành, có nhiều trong thịt bò.

Thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng thịt bò để phòng tránh cảm lạnh cảm cúm.

Ăn nhiều các loại đậu

Ngoài thịt gà, bạn có thể lựa chọn nguồn protein hoàn hảo từ đậu để phòng tránh các bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Khi bạn đang đau nhức cơ thể, đau họng, ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.

Bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi trời chuyển lạnh đột ngột.

Khi bạn đang đau nhức cơ thể, đau họng, ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.

Khi bạn đang đau nhức cơ thể, đau họng, ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.

Uống trà gừng

Với đặc tính kháng viêm cực mạnh, trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm, cảm lạnh. Sử dụng gừng đúng cách còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm đau nhức hiệu quả.

Vào những ngày trời trở lạnh đột ngột, bạn chỉ cần thưởng thức một cốc trà gừng ấm nóng là đủ để khỏe mạnh hơn. Ngoài việc uống trà gừng, bạn cũng có thể bổ sung gừng vào những món ăn khác nhau để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, phòng chống cảm cúm cảm lạnh.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Khi bị cảm cúm, cơ thể thường sẽ mất nhiều nước hơn do sốt, đổ mồ hôi hay ho. Việc uống nước có thể duy trì hoạt động của hệ miễn dịch và giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Uống đủ nước còn giúp duy trì sự ẩm trong các niêm mạc hô hấp, từ đó các triệu chứng như khô họng, khó thở và ho khan cũng giảm thiểu.

Đồng thời, uống đủ nước có thể giúp loại bỏ các chất độc từ cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện. Người bị cảm cúm nên uống khoảng 8-10 ly (khoảng 2-2,5 lít) nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì nước trái cây, nước ép rau củ hay súp... cũng là cách để bổ sung nước cho cơ thể bạn.

Bổ sung hành, tỏi

Hành, tỏi chứa các chất chống vi khuẩn và kháng viêm, như allicin và sulfur compounds, giúp tăng cường khả năng phòng ngừa và chiến đấu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng allicin - một thành phần quan trọng trong tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus.

Ăn tỏi hàng ngày giúp dự phòng cảm cúm và giảm nguy cơ bị cảm cúm.

Ăn tỏi hàng ngày giúp dự phòng cảm cúm và giảm nguy cơ bị cảm cúm.

Uống nước cam, chanh

Cam và chanh đều là hai loại trái cây giàu vitamin C - một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng của cảm cúm. Đồng thời, cam và chanh cũng có tính axit tự nhiên, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong họng và miệng. Khi bị cảm cúm, bạn có thể ăn cam, chanh tươi hoặc làm nước ép cam, chanh để uống.

Ăn yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, protein và vitamin B. Chất xơ trong yến mạch có khả năng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp duy trì sự ổn định của vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị cảm cúm.

Ngoài ra, bạn có thể tiêu thụ chocolate đen bởi chúng chứa hàm lượng theobromine cao – chất chống oxy hóa giúp giảm ho hiệu quả. Ớt chuông có chứa nhiều vitamin C nên cũng giúp chống lại cảm lạnh rất tốt. Tăng cường ăn sữa chua Hy Lạp, việt quất… cũng là lựa chọn không tồi để phòng tránh cảm cúm cảm lạnh.

Vân Lê

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/thoi-tiet-lanh-dot-ngot-nen-an-gi-de-tranh-cam-lanh-cam-cum-401937.html