Thông điệp ý nghĩa: Thả cá đừng thả túi nilon

Sáng 14/1 (tức 23 tháng Chạp), nhóm 'cá chép' thực hiện chương trình 'Đường Táo quân' huy động được 200 tình nguyện viên đã có mặt tại cầu Long Biên hỗ trợ người dân thả cá và thu gom túi nilon và tàn hương, qua đó, giúp người dân nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường.

Ngay từ rất sớm, nhiều bạn trẻ tình nguyện viên thuộc nhóm “Đường Táo quân” đã có mặt trên cầu Long Biên để tuyên truyền vận động người dân thả cá đừng thả túi nilon.

Ngay từ rất sớm, nhiều bạn trẻ tình nguyện viên thuộc nhóm “Đường Táo quân” đã có mặt trên cầu Long Biên để tuyên truyền vận động người dân thả cá đừng thả túi nilon.

Hoạt động này diễn ra thường niên nhằm giúp đỡ và tuyên truyền cho người dân thả cá, không thả túi nilon để bảo vệ môi trường.

Hoạt động này diễn ra thường niên nhằm giúp đỡ và tuyên truyền cho người dân thả cá, không thả túi nilon để bảo vệ môi trường.

Trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công, ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện lòng từ bi của người Việt Nam.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công, ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện lòng từ bi của người Việt Nam.

Dọc 2 phía bên cầu, các tình nguyện viên với tấm biển "thả cá đừng thả túi nilon".

Dọc 2 phía bên cầu, các tình nguyện viên với tấm biển "thả cá đừng thả túi nilon".

Theo bạn Nguyễn Quỳnh Diệp - Phó Trưởng ban tổ chức nhóm "Đường Táo quân" cho biết: "Đây là năm thứ 10 nhóm chúng tôi hoạt động về việc thả cá đừng thả túi nilon. Hôm nay, nhóm chúng tôi có khoảng 200 tình nguyện viên chia làm 7 điểm đứng dọc trên cầu giúp người dân thả cá và thu gom túi nilon. Ngoài việc kêu gọi mọi người không thả túi nilon ra thì các thành viên trong còn hỗ trợ người dân trong việc thả tro vàng mã và thu hồi túi nilon để vào khu tập kết".

Theo bạn Nguyễn Quỳnh Diệp - Phó Trưởng ban tổ chức nhóm "Đường Táo quân" cho biết: "Đây là năm thứ 10 nhóm chúng tôi hoạt động về việc thả cá đừng thả túi nilon. Hôm nay, nhóm chúng tôi có khoảng 200 tình nguyện viên chia làm 7 điểm đứng dọc trên cầu giúp người dân thả cá và thu gom túi nilon. Ngoài việc kêu gọi mọi người không thả túi nilon ra thì các thành viên trong còn hỗ trợ người dân trong việc thả tro vàng mã và thu hồi túi nilon để vào khu tập kết".

Nhóm tình nguyện viên sử dụng xô nhựa và dây ròng rọc để thả cá.

Nhóm tình nguyện viên sử dụng xô nhựa và dây ròng rọc để thả cá.

Nhóm tình nguyện viên giúp người dân thả cá.

Nhóm tình nguyện viên giúp người dân thả cá.

Dắt theo con đi thả cá chép ngày ông Công, ông Táo, anh Nguyễn Trọng Cường (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) chia sẻ: "Phong tục thả cá truyền thống của người dân từ bao đời, nên xuất phát từ cái tâm của mình, năm nào tôi cũng mang cá lên nhờ các bạn tình nguyện viên thả hộ. Bao nhiêu năm nay, cầu Long Biên này gắn với kỷ niệm của người Hà Nội nói chung, việc làm của những tình nguyện viên tại đây rất ý nghĩa, các bạn trẻ chuẩn bị xô rất chu đáo, thu gom túi nilon, giúp cho việc bảo vệ môi trường".

Dắt theo con đi thả cá chép ngày ông Công, ông Táo, anh Nguyễn Trọng Cường (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) chia sẻ: "Phong tục thả cá truyền thống của người dân từ bao đời, nên xuất phát từ cái tâm của mình, năm nào tôi cũng mang cá lên nhờ các bạn tình nguyện viên thả hộ. Bao nhiêu năm nay, cầu Long Biên này gắn với kỷ niệm của người Hà Nội nói chung, việc làm của những tình nguyện viên tại đây rất ý nghĩa, các bạn trẻ chuẩn bị xô rất chu đáo, thu gom túi nilon, giúp cho việc bảo vệ môi trường".

Tại khu vực Hồ Tây, người dân cũng tới các điểm thả cá được quy định và có các bạn tình nguyện viên túc trực để hỗ trợ người dân thu gom túi nilon.

Tại khu vực Hồ Tây, người dân cũng tới các điểm thả cá được quy định và có các bạn tình nguyện viên túc trực để hỗ trợ người dân thu gom túi nilon.

Các túi nilon, lư hương được tập kết trên bờ để vào bao tải tiện cho việc vận chuyển đi và tiêu hủy.

Các túi nilon, lư hương được tập kết trên bờ để vào bao tải tiện cho việc vận chuyển đi và tiêu hủy.

Các túi nilon được xếp ngăn nắp.

Các túi nilon được xếp ngăn nắp.

Nhiều em nhỏ được bố mẹ cho đến điểm thả cá ngày tiễn ông Công, ông Táo.

Nhiều em nhỏ được bố mẹ cho đến điểm thả cá ngày tiễn ông Công, ông Táo.

Rất nhiều người dân ủng hộ việc làm đầy ý nghĩa của các tình nguyện viên nhóm "Đường Táo quân". Mọi người dân tới đây thả cá đều chụp ảnh với các bạn trẻ để lưu giữ lại khoảnh khắc này.

Rất nhiều người dân ủng hộ việc làm đầy ý nghĩa của các tình nguyện viên nhóm "Đường Táo quân". Mọi người dân tới đây thả cá đều chụp ảnh với các bạn trẻ để lưu giữ lại khoảnh khắc này.

Duy Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/thong-diep-y-nghia-tha-ca-dung-tha-tui-nilon.html