Thu nhập của công nhân dệt may Việt Nam vẫn thấp

Công nhân dệt may Việt Nam sở hữu kỹ thuật may vượt trội so với các quốc gia hàng đầu như Bangladesh, Ấn Độ. Tuy nhiên, dù phải làm việc trong môi trường đầy bụi bặm, ồn ào và thường xuyên tăng ca, mức lương của họ vẫn còn rất thấp.

Thông tin trên được nêu tại hội nghị lấy ý kiến cho Báo cáo về tiền lương và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may, cùng các khuyến nghị về đối thoại, thương lượng tập thể trong ngành, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 21/2.

Thu nhập bình quân 10,4 triệu đồng/tháng

Ông Nguyễn Vinh Quang, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho biết số lao động trong ngành dệt may đã tăng từ gần 1,8 triệu người vào năm 2012 lên khoảng 3 triệu người năm 2024, trong đó lao động nữ chiếm 74%.

Hiện tại, ngành có khoảng 7.000 doanh nghiệp hoạt động. Khảo sát tại 735 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở cho thấy thu nhập bình quân của người lao động ngành dệt may đạt khoảng 10,4 triệu đồng/tháng/người.

 Công nhân dệt may Việt Nam thu nhập vẫn thấp dù phải làm việc vất vả.

Công nhân dệt may Việt Nam thu nhập vẫn thấp dù phải làm việc vất vả.

Theo Niên giám thống kê 2023 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân trong ngành dệt là 10,83 triệu đồng/tháng, trong khi ngành may đạt 9,14 triệu đồng/tháng. Mức này thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước (11,499 triệu đồng/tháng) và thấp hơn các ngành khác như chế biến chế tạo (10,58 triệu đồng/tháng) hay điện tử (12,54 triệu đồng/tháng).

Điều kiện làm việc trong ngành dệt may cũng gặp nhiều thách thức như bụi, ánh sáng kém, độ ồn cao, môi trường nóng ẩm, tăng ca liên tục và cường độ lao động cao.

Ngoài ra, lương cơ bản - khoản dùng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc - chỉ chiếm khoảng 72% tổng thu nhập. Phần còn lại là phụ cấp, tiền làm thêm giờ, thưởng và các khoản phúc lợi khác. Điều này khiến các chế độ an sinh như ốm đau, thai sản, hưu trí của người lao động cũng bị ảnh hưởng, ở mức thấp.

Ông Nguyễn Vinh Quang cũng cho biết, tốc độ tăng lương của công nhân ngành dệt may chỉ đạt trung bình 3,3% mỗi năm, không theo kịp lạm phát. Để cải thiện đời sống, cần thương lượng tăng lương hàng năm ở mức tối thiểu 4-5% nhằm bù đắp lạm phát.

Ngành dệt may vẫn phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khâủBáo cáo cho thấy, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh, với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia trong giai đoạn 2022-2024.

Năm 2024, các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 36,06 tỷ USD tại các thị trường lớn.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may cũng tăng mạnh, từ 10,7 tỷ USD năm 2011 lên gần 25 tỷ USD năm 2024. Phần lớn nhập khẩu vải, nguyên phụ liệu, bông và sợi từ nước ngoài, cho thấy sự phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu đầu vào.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành dệt may còn đối mặt nhiều khó khăn như giá đơn hàng thấp, chi phí đầu vào tăng cao, sự thay đổi trong phương thức mua hàng và thanh toán từ các nhãn hàng quốc tế, giảm sản lượng đặt hàng... Nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận các đơn hàng lớn, buộc phải chấp nhận đơn hàng nhỏ với yêu cầu giao hàng nhanh và tiêu chuẩn khắt khe.

 Công nhân dệt may Việt Nam sở hữu kỹ thuật may vượt trội so với các quốc gia hàng đầu như Bangladesh, Ấn Độ. Tuy nhiên, dù phải làm việc trong môi trường đầy bụi bặm, ồn ào và thường xuyên tăng ca, mức lương của họ vẫn còn rất thấp.

Công nhân dệt may Việt Nam sở hữu kỹ thuật may vượt trội so với các quốc gia hàng đầu như Bangladesh, Ấn Độ. Tuy nhiên, dù phải làm việc trong môi trường đầy bụi bặm, ồn ào và thường xuyên tăng ca, mức lương của họ vẫn còn rất thấp.

Giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam

Để cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc của người lao động, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, ngành dệt may cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Các doanh nghiệp cần chủ động đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, xây dựng chuỗi cung ứng khép kín nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Song song đó, việc tăng cường đối thoại và thương lượng tập thể để điều chỉnh lương, đảm bảo mức tăng phù hợp với lạm phát và chi phí sinh hoạt là yếu tố cấp thiết. Chính sách hỗ trợ phát triển bền vững, như cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm an sinh xã hội, cũng cần được ưu tiên để giữ chân lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng khắt khe, việc áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới sẽ là chìa khóa để ngành dệt may duy trì vị thế và phát triển bền vững trong tương lai.

Thiên Ý

Nguồn TCDN: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/thu-nhap-cua-cong-nhan-det-may-viet-nam-van-thap-d56123.html