U-2 là loại máy bay do thám nguy hiểm bậc nhất thế giới từng được Mỹ sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để bay vào không phận nước ngoài chụp không ảnh. Nguồn ảnh: QQ.
Liên Xô, Cuba và Trung Quốc là ba "địa chỉ" mà U-2 hay nhắm tới nhất nhưng chỉ duy nhất ở Trung Quốc, máy bay U-2 đã bị bắn rụng tới 5 lần, cao hơn nhiều số lượng U-2 bị bắn hạ ở Cuba và Liên Xô cộng lại. Nguồn ảnh: QQ.
Loại tên lửa được Trung Quốc sử dụng cực kỳ thành thạo để bắn hạ những máy bay do thám U-2 ở độ cao 24.000 mét đó là tên lửa phòng không Hồng Kỳ 2 hay HQ-2. Nguồn ảnh: QQ.
Về cơ bản, có thể coi đây là loại tên lửa phòng không được Trung Quốc "nhái" lại hoàn toàn từ phiên bản S-75 Dvina do Liên Xô sản xuất lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: QQ.
Giống với S-75, tên lửa Hồng Kỳ 2 cũng sử dụng động cơ đẩy chính ở pha đầu với nhiên liệu rắn, động cơ đẩy phụ ở pha cuối với nhiên liệu lỏng. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa có tầm hoạt động tối đa 45km, tiêu diệt được mục tiêu ở cao độ lớn nhất 25.000 mét - nghĩa là cao hơn trần bay tối đa của máy bay U-2 1000 mét. Nguồn ảnh: QQ.
Tốc độ của bay của tên lửa Hồng Kỳ 2 tối đa lên tới Mach 3,5 và có độ chính xác lệch mục tiêu khoảng 100 mét. Nguồn ảnh: QQ.
Do máy bay do thám U-2 thường chỉ bay một mình và không gây nhiễu, nhiều tên lửa Hồng Kỳ 2 có thể đã được phóng lên cùng lúc để tạo "lưới lửa", giảm bớt việc độ chính xác lệch tâm khá cao của phiên bản tên lửa này. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra, việc Trung Quốc bắn được nhiều máy bay U-2 hơn so với Liên Xô và Cuba là do phần lớn các máy bay U-2 đều được xuất phát từ Đài Loan. Nguồn ảnh: QQ.
Do có khoảng cách khá gần, các hệ thống radar tầm xa của Trung Quốc có thể đã bắt bám được máy bay U-2 ngay sau khi nó rời mặt đất - tạo hiệu quả rất lớn trong việc cảnh báo sớm cho lực lượng tên lửa đón lõng. Nguồn ảnh: QQ.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức